

Thời điểm từ cuối năm 2022, chính xác hơn là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, là một khoảng thời gian khó quên của nhân sự ngành Công nghệ thông tin trên thế giới và ở cả Việt Nam cùng đang chịu ảnh hưởng bởi làn sóng Layoff (sa thải). Tác động này ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghệ thông tin Việt Nam, nhất là Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập thế giới về mảng công nghệ thông tin.
Làn sóng layoff, GenZ đang phải đối mặt với tình trạng layoff như thế nào?
Thời điểm từ cuối năm 2022, chính xác hơn là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, là một khoảng thời gian khó quên của nhân sự ngành Công nghệ thông tin trên thế giới và ở cả Việt Nam cùng đang chịu ảnh hưởng bởi làn sóng Layoff (sa thải). Tác động này ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghệ thông tin Việt Nam, nhất là Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập thế giới về mảng công nghệ thông tin.
Vậy để hiểu hơn về làn sóng layoff này, sự ảnh hưởng của nó đối với nhận sự IT hiện tại và nhân sự IT tương lai sắp tới như thế nào, tại bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình layoff hiện nay và với thế hệ IT sắp tới, thế hệ IT GenZ đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào, và các đối tượng này cần làm gì khi làn sóng layoff này đang diễn ra một cách mạnh mẽ và chưa có hồi kết.
Layoff là gì?
Layoff là gì??? Để nói một cách dễ hiểu thì layoff là sa thải.
Thời gian trước, Layoff thường được sử dụng thành một cụm từ là Temporary layoff để mô tả tình trạng doanh nghiệp cho nhân viên tạm thời nghỉ việc vì không còn nhu cầu, không có khả năng chi trả lương do khủng hoảng hay thay đổi cấu trúc nhân sự. Điều này có thể diễn ra trong một thời gian nhất định và người lao động sẽ quay lại làm việc khi có nhu cầu phát sinh trở lại mà không cần qua quy trình tuyển dụng từ đầu.
Theo sự phát triển của thời đại, layoff hiện nay được sử dụng cho cả hai tình huống người lao động bị gián đoạn công việc tạm thời và hay phải nghỉ hẳn. Layoff trong tiếng việt thường được sử dụng là sa thải hay buộc thôi việc.
Khi nhắc đến sa thải thì chúng ta đang có 2 thuật ngữ đó là Layoff và Fire, chúng ta cần phân biệt rõ 2 cụm từ này để tránh nhầm lẫn trong các trường hợp sa thải nhận viên.
Trong đó, fire được biểu hiện cho các trường hợp doanh nghiệp sa thải nhân viên do hiệu quả làm việc của nhân viên hoặc các trường hợp nhân viên vi phạm pháp luật hay kỉ luật. Mặt khác, layoff lại dùng khi nhân viên bị buộc thôi việc do các nguyên nhân khác đến từ phía doanh nghiệp.
Nguyên nhân phổ biến đầu tiên chính là doanh nghiệp không có nhu cầu cho vị trí đó nữa. Vì vậy, việc cắt giảm nhân sự là cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành như thuê ngoài nhân sự.
Tình huống thường gặp thứ hai chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế hay đại dịch COVID-19 vừa qua. Các công ty vừa và nhỏ không đủ năng lực duy trì việc kinh doanh nếu phải gánh vác một bộ máy nhân sự cồng kềnh. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định giữ lại các vị trí then chốt và sa thải bớt các nhân viên còn lại.
Các trường hợp khác thì thường rơi vào việc công ty đang trong lộ trình chuyển đổi như tái cấu trúc doanh nghiệp, sát nhập với các công ty khác hay giai đoạn kinh doanh bị đình trệ, giảm sút. Lúc này, việc thay thế nhân sự là giải pháp tất yếu nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hạn chế các tiêu cực đến từ bộ máy cũ khi doanh nghiệp có nhiều chuyển đổi.
Ảnh hưởng của Layoff đối với nhận sự IT hiện tại
Theo số liệu của trang Layoffs.fyi, chỉ từ đầu năm đến nay, đã có 120.323 nhân viên của 425 công ty công nghệ trên khắp thế giới đã bị sa thải. Con số của năm 2022 là 161.061 nhân viên thuộc 1.046 công ty. Trong đó, 5 công ty cho thôi việc nhiều nhân viên nhất là Google, Meta, Microsoft, Amazon và Ericsson.
Trong đại dịch Covid - 19, các lệnh phong tỏa và yêu cầu làm việc từ xa khiến nhu cầu của người tiêu dùng tăng vọt. Để nắm bắt cơ hội kiếm lời, các công ty công nghệ cần thêm nhân lực. Vì vậy, họ đã thực hiện những đợt tuyển dụng rầm rộ trong đại dịch Covid-19, theo tạp chí Forbes. Họ đua nhau tăng lương lên mức kỷ lục trong cuộc đua khốc liệt để giành những tài năng hàng đầu.
Theo Reuters, số nhân viên của Meta đã tăng 60% trong thời kỳ đại dịch. Amazon cũng tăng cường tuyển dụng để đưa lực lượng lao động toàn cầu của công ty từ 798.000 người vào quý 4/2019 lên 1,6 triệu nhân viên vào cuối năm 2021.
Tuy nhiên, sau khi Covid-19 tạm lắng xuống, thì các công ty công nghệ phải đối mặt với một loạt vấn đề. Trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị đang nóng, lạm phát khiến giá cả tăng vọt ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Điều này buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất cơ bản, dẫn đến các công ty phải tốn kém nhiều hơn khi vay tiền. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tin rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra vào năm 2023.
Trong lúc đó, các công ty công nghệ đang có quá nhiều nhân viên và chi phí cho mỗi nhân viên quá cao. Vì vậy, dưới áp lực của nhà đầu tư, nhiều công ty phải đánh giá lại chi tiêu và cắt giảm chi phí để chuẩn bị đối phó với đợt khủng hoảng này.
Ảnh hưởng của làn sóng layoff đối với thế hệ IT GenZ và điều cần làm trong bối cảnh hiện nay
Làn sóng layoff trong ngành công nghệ thông tin đang ra sự ảnh hưởng không hề nhỏ đối với thế hệ IT GenZ hiện nay.
Các nhân viên từ cấp quản lý, đến vị trí cấp cao cũng đã và đang diễn ra tình trạng layoff hàng loạt, các công ty đang cắt giảm đáng kể những vị trí không cần thiết, họ cũng không có nhu cầu tuyển thêm các vị trí mới cũng, các vị trí cấp thấp hơn như inter, fresher, hay junior…
Những điều mà thế hệ IT GenZ đang phải đối mặt là:
Sự không chắc chắn về tương lai: Layoff có thể tạo ra sự bất ổn về tương lai công việc. Thế hệ IT GenZ có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sự nghiệp và định hình mục tiêu. Điều này đòi hỏi họ phải thích nghi và linh hoạt khi đối mặt với thay đổi và tìm kiếm cơ hội mới.
Tình trạng thất nghiệp: Làn sóng layoff có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp đối với GenZ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này có thể gây ra lo lắng và khủng hoảng tài chính.
Cạnh tranh trong tìm việc: Khi có nhiều người cùng tìm kiếm việc làm, GenZ sẽ phải đối mặt với một tình huống cạnh tranh khốc liệt. Họ phải nỗ lực để nổi bật trước những ứng viên khác và chứng minh sự giá trị của mình.
Giảm cơ hội phát triển: Làn sóng layoff có thể dẫn đến giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp. GenZ có thể bị ảnh hưởng bởi việc mất đi khả năng tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng mới trong một môi trường công việc ổn định.
Vì vậy những điều cần thiết nhất tại thời điểm hiện tại có thể giúp các bạn mới ra trường hoặc ra trường được 1-2 năm mà vẫn loay hoay, chật vật để tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh hiện nay là:
1. Nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin: Họ có thể tìm hiểu và học các kỹ năng mới, như lập trình, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, quản lý dự án, và nhiều hơn nữa. Điều này sẽ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
2. Tìm hiểu về công nghệ mới: Thế hệ Gen Z có thể nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới như blockchain, Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), và thực tế tăng cường (AR). Việc nắm vững và áp dụng những công nghệ này sẽ giúp họ tìm ra cách sáng tạo và tận dụng những cơ hội mới trong thị trường lao động.
3. Phát triển khả năng làm việc từ xa: Với xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến, thế hệ Gen Z có thể học cách làm việc và giao tiếp hiệu quả qua các nền tảng trực tuyến.
4. Tự trang bị cho bản thân về ngoại ngữ có thể là tiếng anh hoặc tiếng Nhật, trong thời kỳ đổi mới, phát triển hiện nay thì ngoại ngữ là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong công việc giao tiếp, thông thường các bạn chỉ đang dừng lại ở mức đọc hiểu tài liệu, điều các bạn cần là cải thiện thêm về phần giao tiếp để tăng điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.
Để chúng ta, các thế hệ GenZ, chủ nhận của tương lại, của thời đại công nghệ số hóa không bị đảo thảo bởi làn sóng Layoff này, các bạn cần phải chủ động nhiều hơn nữa trong quá trình hoàn thiệu bản thân, và không ngừng thay đổi để thích nghi hơn với tình hình thị trường biến đổi liên tục.
Dưới đây là những điều mà Devwork muốn gửi đến các bạn GenZ, các bạn hay luôn luôn giữ vững tinh thần, ngon lửa dành cho ngành công nghệ tin, ở một tương lai không xa chính các bạn sẽ là chủ nhận, sẽ là người tạo dựng ra một thế hệ IT chất lượng, hoàn thiện cả về kỹ năng cũng như tinh thần sẵn sàng học hỏi, dám thay đổi và sẵn sàng cho mọi thách thức của thời đại.

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: quyenntt
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Cách Chặn Quảng Cáo YouTube Hiệu Quả Trên Điện Thoại Và Máy Tính [2025]
Bạn đã phát ngán với những quảng cáo YouTube chen ngang làm gián đoạn trải nghiệm xem video? Bạn muốn tìm cách chặn quảng cáo YouTube hiệu quả trên cả điện thoại và máy tính để tận hưởng nội dung liền mạch? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp tối ưu và cập nhật nhất năm 2025, giúp bạn tạm biệt quảng cáo phiền nhiễu và đắm chìm hoàn toàn vào thế giới giải trí không giới hạn trên YouTube....
Cách ghi âm trên máy tính đơn giản dễ hiểu nhất 2025
Bạn muốn ghi âm trên máy tính để thu lại bài giảng, cuộc họp hay ghi chú âm thanh quan trọng nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ghi âm trên máy tính đơn giản, dễ hiểu, không cần cài phần mềm phức tạp. Dù bạn đang dùng Windows hay macOS, chỉ với vài thao tác cơ bản là bạn đã có thể lưu lại âm thanh chất lượng cao một cách nhanh chóng.

Hướng dẫn cách check địa chỉ IP trên thiết bị của bạn
Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, việc kiểm tra địa chỉ IP trên các thiết bị của bạn là một kỹ năng quan trọng. Địa chỉ IP đóng vai trò như một định danh duy nhất cho thiết bị của bạn trên mạng internet. Việc biết check địa chỉ IP giúp bạn có thể khắc phục sự cố kết nối, bảo mật mạng và nhiều tác vụ khác. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện trên máy tính, điện thoại và các thiết bị khác.

Tại sao laptop không kết nối được wifi? 10 cách khác phục lỗi
Bạn đang bối rối vì tại sao laptop không kết nối được wifi dù mạng vẫn hoạt động bình thường? Lỗi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như driver mạng bị lỗi, cài đặt sai hoặc sự cố từ router. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao laptop không kết nối được wifi và hướng dẫn 10 cách khắc phục đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.


Tổng hợp các cách chỉnh độ sáng màn hình win 7 đơn giản
Điều chỉnh độ sáng màn hình trên máy tính Windows 7 có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm thị giác của bạn, cho dù bạn đang làm việc, chơi game hay xem phim. Bài viết dưới đây Devwork sẽ hướng dẫn bạn thực hiện quy trình đơn giản để điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính Windows 7, đảm bảo bạn có thể thoải mái thưởng thức nội dung của mình.

Hướng dẫn chỉnh độ sáng màn hình Win 10 chi tiết dễ hiểu
Bạn đang sử dụng máy tính Windows 10 và cảm thấy màn hình quá sáng hoặc quá tối gây mỏi mắt? Việc chỉnh độ sáng màn hình Win 10 không chỉ giúp bạn bảo vệ mắt mà còn tiết kiệm pin hiệu quả trên laptop. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các cách chỉnh độ sáng màn hình trên Win 10 từ thủ công đến tự động, từ cài đặt hệ thống đến phần mềm hỗ trợ.
