CEO VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

ceo-va-vai-tro-cua-ho-doi-voi-doanh-nghiep

Chắc hẳn, ai cũng đã từng một lần nghe tới thuật ngữ “CEO”. Đó là vị trí mà “người đi làm” nào cũng khát khao được chạm đến. Tuy nhiên, để có thể ngồi được ở vị trí này và hưởng những đãi ngộ hấp dẫn của một doanh nghiệp, họ cần phải có trách nhiệm vô cùng lớn đối với công việc.
Để tìm hiểu rõ hơn về CEO và vai trò của họ trong một doanh nghiệp, các bạn hãy cũn

I. CEO là gì?

CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer, là Giám đốc điều hành của một Tập đoàn, Công ty hay một Doanh nghiệp. Họ là cá nhân cấp cao nhất trong một cơ cấu tổ chức. CEO là những người có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược để phát triển công ty. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với những chính sách và quyết định đó của mình và nỗ lực làm việc để đem lại thành công cho tổ chức.

Công việc của một CEO có thể sẽ chịu sự quản lý trực tiếp từ Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, trong một số công ty, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành có thể do cùng một người đảm nhận. Mặc dù có nhiều trường hợp như vậy xảy ra khi chúng ta trực tiếp tham gia vào hoạt động làm việc trong một công ty, nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn giữa vai trò của Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quan trị.

Trong bộ máy hoạt động của một công ty, Giám đốc điều hành là người ra quyết định đối với mọi hoạt động, còn Chủ tịch Hội đồng quản trị lại là người chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và giám sát toàn bộ công ty. Chủ tịch và Hội đồng quản trị thường họp nhiều lần trong năm để đặt ra các mục tiêu dài hạn cho công ty, xem xét kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của Giám đốc điều hành và các quản lý và biểu quyết các quyết định chiến lược do Giám đốc điều hành đề xuất.

Về mặt cơ cấu tổ chức, Chủ tịch Hội đồng quản trị là “ông chủ” của một doanh nghiệp, có vị trí cao hơn Giám đốc điều hành vì CEO không thể đưa ra quyết định lớn nếu không có sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, bởi lẽ các chủ tịch hội đồng quản trị thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh nên CEO sẽ là người điều hành chính và phải linh hoạt trong việc giải quyết công việc ở công ty.

Tổng giám đốc điều hành (Chief Executive Officer - CEO) là ai? CEO và các  vị trí liên quan

Mặc dù tính chất công việc rất bận rộn và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao ở mỗi cá nhân, nhưng mọi người đều muốn một lần có thể trải nghiệm cảm giác làm việc với tư cách là một Giám đốc điều hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhận được vị trí ấy, để có thể trở thành một lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp, cụ thể là CEO, mỗi người cần có những tố chất sau:

- Nhóm thứ nhất “Knowledge”, một người lãnh đạo cần hội tụ đủ 3 yếu tố, đó là: Hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ; Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và Có trình độ ngoại ngữ. Ở một người lãnh đạo, chúng ta luôn thấy những kiến thức này tồn tại song song nhưng lại có tính tương hỗ nhau trong mọi trường hợp. Ngoài những kiến thức chuyên môn về kinh doanh và lãnh đạo, CEO cần phải biết ngoại ngữ để có thể dễ dàng kết nối với những doanh nghiệp quốc tế, xây dựng mối quan hệ và từng bước hội nhập với thế giới.

- Nhóm thứ hai “Skill”, một người có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ quan trọng trong một cơ quan như CEO chắc hẳn luôn phải trang bị cho mình những kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phân tích, xử lý mẫu thuẫn và đưa ra quyết định; Kỹ năng xây dựng mối quan hệ; Kỹ năng quản trị rủi ro; Kỹ năng quản lý thời gian và Tư duy tự giác. Đó là những yếu tố có thể giúp họ đưa ra quyết định rõ ràng, nhanh chóng và nắm bắt được thời cơ hiệu quả trong mọi trường hợp. Không chỉ vậy, những kỹ năng này còn giúp cho họ có thể sắp xếp công việc một cách đơn giản và hiệu quả hơn để có thể cân bằng chúng với cuộc sống cá nhân.

- Nhóm thứ ba “Attitude”. Jack Ma – nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba đã khẳng định: “Thái độ của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn…”, lời nói của ông là minh chứng rõ ràng nhất về vai trò của thái độ đối với sự thành công. Chính vì lẽ đó, một nhà lãnh đạo giỏi luôn cần có: Tư duy sáng tạo và đổi mới; Thái độ hòa nhã; Nhạy bén; Tinh thần dám nghĩ dám làm và Tinh thần trách nhiệm đối với bí mật công ty. Đó là những nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách và hình ảnh của một Giám đốc điều hành trong mắt nhân viên và đối tác.


II. Vai trò của một CEO đối với doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành (CEO) của một công ty là người chịu trách nhiệm cực kỳ nặng nề. Họ là những người vạch ra con đường và định hướng nước đi của doanh nghiệp, là kim chỉ nam của mọi hoạt động trong tổ chức. Một số công việc chính mà một CEO thường đảm nhận, đó là:


1. Lập kế hoạch và định hướng chiến lược hoạt động:

- CEO sẽ phối hợp với Ban điều phối để xây dựng định hướng về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, định vị hình ảnh của doanh nghiệp để có thể vạch ra chiến lược hiệu quả, hợp lý cho một năm hoạt động. Sau đó trình lên Hội đồng quản trị để phê duyệt.

- CEO sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo định hướng và chiến lược đã đề ra từ trước.

- CEO điều hành các phòng ban/bộ phận để có thể xây dựng và thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đối với từng bộ phậm và đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung.


4 hành động giúp biến bạn từ nhân viên bình thường thành CEO


2. Xây dựng bộ máy quản lý nhân sự và quản trị hoạt động:

- CEO sẽ kết hợp cùng Ban quản lý các cấp của doanh nghiệp thiết lập bộ máy nhân sự chi tiết của cơ quan, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyển nhân sự, cung cấp đủ nhân sự cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.

- Họ cũng là người trực tiếp tham gia vào quy trình tuyển dụng những nhân sự cấp quản lý trở lên và những vị trí quan trọng khác liên quan.

- Giám đốc điều hành sẽ xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự, cũng như đảm bảo thực hiện tốt và hiệu quả những mục tiêu ngắn hạn và tạo đường lối thuận lợi để thực hiện những mục tiêu dài hạn.

- Đồng thời, họ cũng sẽ là người xây dựng cơ chế lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với nhân viên, khuyến khích tăng hiệu quả công việc để đảm bảo phát triển mục tiêu chung của công ty


3. Lập kế hoạch kinh doanh, truyền thông và tổ chức điều hành theo kế hoạch:

- CEO phối hợp với ban điều hành hoạch định và xây dựng kế hoạch cho việc truyền thông cho hình ảnh, từ đó phát triển doanh thu công ty.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến dịch Marketing của công ty, kịp thời điều chỉnh những sự cố truyền thông.


4. Chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty:

- Chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và định hướng cho công ty.

- CEO cũng là người đại diện cho hình ảnh của công ty, định hình thương hiệu và phát triển truyền thông của doanh nghiệp.

- Hàng năm, họ sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra những quyết định tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty để bộ máy nhân sự có thể được vận hành hiệu quả, sàng lọc những nhân tố thiếu trách nhiệm và năng lực quản lý công việc.

- Tổ chức, điều hành, kiểm tra hiệu quả hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp theo định kỳ.


Hiện tại Devwork đang tuyển dụng nhiều vị trí để cho bạn lựa chọn phù hợp.

  • Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng kí để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://www.devwork.vn/dang-ky-hr-freelancer. 
  • Hoặc bạn muốn trở thành một ứng viên ngay hãy truy cập ngay tại link website sau: https://www.devwork.vn/ung-vien/dang-ky 
  • Đăng kí NTD: https://www.devwork.vn/nha-tuyen-dung/dang-ky




Devwork

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :

  • Tối ưu chi phí
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tăng tốc tuyển dụng tối đa
  • Đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để tuyển dụng những tài năng ưu tú nhất.

    Tag Cloud:

    Tác giả: Hà Thị Thu Trang

    Việc làm tại Devwork

    khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Front end

    • 30-40 triệu
    • Tokyo

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Bài viết liên quan

    Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm
    top-5-sai-lam-nhan-vien-it-thuong-gap-khi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-cach-tranh-nam-2025

    Top 5 Sai Lầm Nhân Viên IT Thường Gặp Khi Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội – Cách Tránh Năm 2025

    08:09 22/11/2024

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một quyền lợi quan trọng đối với mọi người lao động, đặc biệt là những nhân viên IT đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ. Tuy nhiên, không ít người vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến khi tham gia BHXH, dẫn đến việc mất quyền lợi hoặc gặp khó khăn về sau. Trong bài viết này, Devwork.vn sẽ cùng bạn điểm qua top 5 sai lầm phổ biến và cách tránh để bảo vệ quyền lợi tốt nhất vào năm 2025....

    Xu Hướng Thưởng Cuối Năm 2024 Trong Ngành IT: Doanh Nghiệp Nên Chuẩn Bị Gì?

    11:05 14/11/2024

    Cuối năm là dịp để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc và trao thưởng, giúp thúc đẩy tinh thần nhân viên. Đặc biệt trong ngành IT, thưởng cuối năm không chỉ mang ý nghĩa tài chính mà còn hỗ trợ giữ chân nhân tài. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thưởng cuối năm 2024 trong ngành IT và gợi ý cách chuẩn bị kế hoạch thưởng hiệu quả.

    xu-huong-thuong-cuoi-nam-2024-trong-nganh-it-doanh-nghiep-nen-chuan-bi-gi

    Làm sao để kiểm tra lộ trình đóng bảo hiểm xã hội? Quyền lợi của việc đóng BHXH là gì?

    04:34 12/11/2024

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp họ an tâm về mặt tài chính khi về hưu hoặc gặp rủi ro trong công việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cách kiểm tra lộ trình đóng BHXH cũng như quyền lợi mình sẽ nhận được từ việc tham gia BHXH. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vấn đề này.

    lam-sao-de-kiem-tra-lo-trinh-dong-bao-hiem-xa-hoi-quyen-loi-cua-viec-dong-bhxh-la-gi

    5 sai lầm khi lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự ngành CNTT thường mắc phải

    03:51 12/11/2024

    Tuyển dụng nhân sự ngành CNTT là một công việc đòi hỏi sự chính xác và khéo léo. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến khi lên kế hoạch tuyển dụng, dẫn đến kết quả không như mong đợi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 5 sai lầm mà các nhà tuyển dụng thường gặp phải trong quá trình tuyển dụng nhân sự ngành CNTT và cách tránh chúng để có được đội ngũ nhân sự chất lượng.

    5-sai-lam-khi-len-ke-hoach-tuyen-dung-nhan-su-nganh-cntt-thuong-mac-phai
    xay-dung-thuong-hieu-tuyen-dung-manh-me-de-thu-hut-nhan-vien-it-tai-nang

    Xây Dựng Thương Hiệu Tuyển Dụng Mạnh Mẽ Để Thu Hút Nhân Viên IT Tài Năng

    03:00 08/11/2024

    Khám phá cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ để thu hút nhân tài IT. Từ văn hóa công ty, giá trị cốt lõi đến trải nghiệm ứng viên, hãy cùng tìm hiểu các chiến lược giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường tuyển dụng IT

    phat-trien-chuong-trinh-thuc-tap-it-hieu-qua-de-dao-tao-va-tuyen-dung-tai-nang-tre

    Phát Triển Chương Trình Thực Tập IT Hiệu Quả Để Đào Tạo Và Tuyển Dụng Tài Năng Trẻ

    10:47 07/11/2024

    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đẩy mạnh nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin (CNTT), khiến các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để thu hút và giữ chân nhân tài năng trẻ. Một chương trình thực tập IT hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp không chỉ đào tạo mà còn xây dựng nguồn tuyển dụng tiềm năng.