
Cụm từ “Product Manager” không còn là thuật ngữ xa lạ với cộng đồng IT – Lập trình trong những năm gần đây. Nhóm ngành này cũng được xem là “vùng đất hứa” cho thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ đang theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bài viết sau đây của Devwork sẽ giúp bạn có những định hướng đúng đắn trên con đường chinh phục ngành này.
"Chân dung chung" về Product Manager
Product Manager (PM) chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm chính, dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nhất định. Nói một cách chính xác hơn thì PM chính là cầu nối quan trọng giữa 3 bộ phận phát triển và khai thác sản phẩm chính, bao gồm: đội ngũ kỹ thuật, thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), và đội ngũ kinh doanh bán hàng, marketing.
Product Manager sẽ chịu trách nhiệm cho những quyết định sản phẩm, nắm vững công nghệ, dẫn dắt và kết nối các khâu liên quan nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu và cải thiện phản ứng của người dùng đối với sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo giá trị kinh doanh từ sản phẩm cho công ty.
Vai trò chính của Product Manager
+ Lập kế hoạch cho dự án, kế hoạch nhân sự cho dự án.
+ Theo dõi tiến độ của dự án, báo cáo tình trạng công việc cho khách hàng và các bên liên quan.
+ Trao đổi với mọi người trong dự án và với khách hàng để nắm bắt được tình hình và yêu cầu của khách hàng.
+ Quản lý đội dự án. Ví dụ: động viên tinh thần anh em, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ, giải quyết vấn đề nói chung trong quá trình việc.
+ Báo cáo, ghi nhận thống kê cần thiết để rút kinh nghiệm
Kỹ năng cần thiết trên con đường chinh phục Product Manager
Trên thực tế, hầu hết những vị trí tuyển dụng Product Manager sẽ yêu cầu bạn có trong tay một tấm bằng Cử nhân để đảm bảo bạn có đủ kiến thức và tư duy phù hợp cho công việc này. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải được đào tạo bài bản về “công việc của Product Manager” tại giảng đường đại học. Bạn có thể làm việc trái ngành, cho dù không “xuất thân” từ dân IT. Tất cả đều sẽ ổn nếu bạn có đủ quyết tâm và đam mê với nghề.
Kỹ năng lập kế hoạch
Lập kế hoạch là kỹ năng tối quan trọng của một Project Manager giỏi. Một bản kế hoạch dự án phải xác định được mục đích, phạm vi, quy mô của dự án. Từ đó, PM phải dự trù được nguồn lực (nhân sự, trang thiết bị, ngân sách) và thời gian hoàn thành dự án để phân chia dự án thành từng giai đoạn một cách hợp lý nhất. Tóm lại, PM là người đảm bảo chất lượng dự án với thời gian và nguồn lực được tối ưu hóa.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp xuất sắc là yếu tố quyết định thành công của một Project Manager. Trong nội bộ team, một PM giỏi phải là người theo dõi và xử lý các khúc mắc trong quá trình giao tiếp, làm việc của từng bộ phận với nhau và các bộ phận với dự án chung.
PM cần đảm bảo toàn bộ các thành viên của nhóm dự án đều nắm rõ các thông tin, tài liệu và mục tiêu của các công việc đang làm cũng như tiến độ dự án. Đặc biệt, IT Project Manager phải giao tiếp và nắm rõ tính chất công việc của từng team mới có thể khiến dự án hoàn thành trọn vẹn.
Kỹ năng quản lý rủi ro
Rủi ro là điều không ai mong muốn, song dự án nào cũng có thể gặp phải những sự cố không thể tránh được. Trong tình huống đó, người Project Manager cần bình tĩnh, linh hoạt để xử lý và giải quyết các sự cố xảy ra một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo ổn định cho các đội nhóm khác trong team dự án.
Trong một dự án, từ khâu lập kế hoạch tới giám sát, theo dõi và hoàn thiện đều cần tới bàn tay của một người quản lý dự án giỏi. Thành công của mỗi dự án đều có sự đóng góp to lớn của Project Manager.
Qua bài viết, Devwork hy vọng rằng bạn có thêm thông tin bổ ích và có cho mình định hướng đúng đắn trên con đường chinh phúc ngành Project Manager.

Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
Tối ưu chi phí
Tiết kiệm thời gian
Chất lượng chuyên nghiệp
Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
Hoặc liên hệ với chúng tôi :
Email: hello@devwork.vn
Tag Cloud:
Tác giả: chidtl