- 1. 7 sai lầm trong học JavaScript lập trình viên cần tránh
- 1.1. Học cho qua với các khái niệm
- 1.2. Không tự viết code
- 1.3. Làm quá một việc gì đó
- 1.4. Choáng ngợp bởi quá nhiều thông tin
- 1.5. So sánh bản thân với người khác
- 1.6. Học các công cụ và Framework được xây dựng dựa trên JavaScript
- 1.7. Không chia nhỏ kiến thức ra để học
- 2. Kết luận

Đối với một số người, học JavaScript có vẻ không hứng thú lắm, đặc biệt là những ai thiếu kiên nhẫn. Thỉnh thoảng, bạn sẽ lại tự hỏi bản thân liệu mình đã chọn đúng con đường cho tương lai chưa. Tin tốt là bạn có thể cải thiện quá trình học của mình bằng những lựa chọn và cách tiếp cận khác. Còn đợi gì nữa mà không tự thay đổi chính bản thân bạn? Bài viết này sẽ chỉ ra 7 lỗi sai mà các lập trình viên học JavaScript thường mắc phải.
7 sai lầm trong học JavaScript lập trình viên cần tránh
Học cho qua với các khái niệm
Khi bạn bắt đầu hiểu các khái niệm cơ bản như closures là gì hay các hàm bậc cao, đừng bao giờ chuyển sang các bài học tiếp theo mà bỏ qua các bài tập thực hành ở đầu.
Nhưng đã số với mọi người, chuyển sang học cái tiếp theo có vẻ hấp dẫn hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian luyện code sau khi học xong một kiến thức, chỉ cần 5 phút thôi, cũng đủ giúp bạn dễ thở hơn rất nhiều với các project trong tương lai. Luôn luyện code sau khi học một khái niệm sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Nếu bạn chỉ học cho qua các khái niệm cơ bản, một lúc nào đó khi gặp phải nó trong lúc đang code, bạn sẽ tốn nhiều thời gian tìm kiếm lại nó trên mạng. Và sẽ thật tệ khi phải mất đi những giây phút quý báu, chỉ để tìm lại cái mình đã học rồi. Tới lúc đó bạn sẽ còn stress hơn rất nhiều.
Và thực tế là có nhiều lập trình viên rời project chỉ vì lý do không đủ thời gian.
Vậy nên, đừng bao giờ bỏ qua một kiến thức nào, dù chỉ là đơn giản nhất nhé!
Không tự viết code
Vấn đề gần đây xảy ra với rất nhiều lập trình viên, đó là họ phụ thuộc quá nhiều vào code của người khác, như việc copy file của người khác trên các bài hướng dẫn, hay dùng thư viện Lodash trong mọi tình huống…
Mặc dù không có gì sai khi dùng thư viện Lodash, nhưng bạn có thể bị thụt lại phía sau, nếu cứ lạm dụng nó trong thời gian dài. Lâu dần, bạn sẽ không nắm được khái niệm cơ bản về tools, frameworks, ngôn ngữ,… đều là những thứ giúp bạn tư duy lập trình.
Đó cũng là lý do vì sao nhiều cuộc phỏng vấn có thử thách code. Họ muốn xem cách bạn tư duy và cách bạn vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống khi lập trình. Bạn có thể dùng các thư viện component để làm UI tốt hơn và xử lý Lodash với các thuật toán. Nhưng khi có vấn đề xảy ra, họ sẽ cần bạn vận dụng kiến thức, khái niệm để giải quyết. Họ không cần một người cài đặt npm vào thư viện khác để giải quyết vấn đề. Họ chỉ cần bạn.
Bạn sẽ không muốn kết thúc cuộc đời với những tình huống mà bạn đã từng dành thời gian ra học cực khổ. Vậy nên hãy luyện tập tự viết code của bạn thường xuyên nhé.
Làm quá một việc gì đó
Với tất cả thông tin bạn kiếm được trên mạng, bạn cần bình tĩnh ngồi xuống, thu thập và chọn lọc các tài nguyên bạn cần trước khi học topic mới trong JavaScript.
Nhưng hiếm ai biết được đó là cách học tốt hơn rất nhiều.
Nhiều bạn thường nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ cần có tất cả thông tin cần thiết, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nhưng đó chỉ là bạn nghĩ mà thôi.
Đừng cố gắng kiếm 80 cái tutorial, 6 cái ebook, một bộ 50 bookmark về nguồn, và cố gắng bắt đầu giải quyết đống đó một lúc như thể bạn là “Master of Lập trình web”.
Nếu bạn đang học JavaScript, thì hãy nhớ học đi đôi với hành. Cứ thế mà viết mọi thứ thôi. Dùng bất cứ thứ gì bạn học được trong quá khứ, tổng hợp chúng lại để làm những ví dụ nhỏ. Việc này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn thay vì đọc toàn bộ tài liệu mà bạn kiếm được trong cùng một lúc.
Choáng ngợp bởi quá nhiều thông tin
Nếu bạn dành nhiều thời gian kiếm thông tin thay vì tự code, bạn sẽ rất nhanh quên và lại phải đi tìm kiếm tư liệu sau này.
Sẽ thật đáng sợ nếu bạn dành nhiều thời gian để học vì bạn nghĩ mình thích. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn quên hết mọi thứ sau vài tháng? Bạn sẽ nhận ra được một vài lý do tại sao mình không thể dùng những kiến thức và tài liệu đã học lúc trước nữa.
Nếu bạn cần lời khuyên, hãy dành ít nhất 15 phút mỗi giờ bạn tìm kiếm thông tin để code.
So sánh bản thân với người khác
Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ không bao giờ biết cách họ làm, mà chỉ biết thứ họ đạt được.
Khi người ta nhìn vào những lập trình viên thành công, họ sẽ tự động cho rằng quá trình học của họ bắt đầu viết clean code.
Chỉ tập trung vào những gì bạn học ở hiện tại và tiếp tục đi lên khi bạn sẵn sàng. Rồi bạn sẽ sớm đạt được những thứ mà người ta đang ao ước.
Học các công cụ và Framework được xây dựng dựa trên JavaScript
Bạn cho là học JavaScript bằng cách học React/jQuery/Angular/Vue đúng không? Điều gì sẽ xảy ra nếu có một công cụ mới xuất hiện và bạn phải thay đổi? Cuối cùng, bạn sẽ phải trông đợi người khác bày cách tốt hơn và chia sẻ cho cộng đồng, vì họ đã học JavaScript còn bạn thì không.
Nếu bạn chưa học Vanilla JavaScript, bạn nên bắt đầu học nó đi. Vì nó sẽ giúp bạn hiểu cách các tool được xây dựng như thế nào, tại saochúng được build và vấn đề chúng giải quyết là gì. Bằng cách học các lý do trong JavaScript, bạn sẽ tránh được việc code xấu sau này.
Trong các công cụ hay framework JavaScript, rất nhiều bits quan trọng được ẩn đi mà bạn cần phải biết.
Không chia nhỏ kiến thức ra để học
Học JavaScript cũng như học môn toán lúc trước vậy. Khi bạn học căn bản về phép cộng, nhân, chia… bạn sẽ chuyển sang học so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, phép chia nhiều chữ số, đại số cơ bản,… Bạn thường gặp khó khăn trong việc học là vì bạn nhảy cóc quá xa, mà không đi những bước ngắn. Tất nhiên học thẳng vào đại số mà không học cơ bản là điều không thể rồi.
Bằng cách đi từng bước nhỏ, khi gặp những khái niệm bạn không biết, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tìm kiếm trợ giúp vì bạn đã thu hẹp chủ đề lại.
Kết luận
Trên đây là 7 sai lầm sẽ làm bạn thụt lại phía sau khi học JavaScript. Hy vọng các bạn có thể tránh được và phát triển hơn trong việc học JavaScript. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: quyenntt
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

jQuery là gì? Tìm hiểu thư viện JavaScript giúp code dễ dàng hơn
jQuery giúp lập trình JavaScript trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng bạn có biết cách sử dụng nó đúng cách? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm jQuery là gì, cách dùng Ajax jQuery, .prop() trong jQuery, và ứng dụng của jQuery UI trong thiết kế giao diện....
PHP Developer là gì? 7 lý do khiến lập trình viên PHP luôn Hot
Đứng sau nhiều website và ứng dụng web phổ biến trên toàn cầu là những PHP Developer tài năng. Trong bài viết này, Devwork sẽ giới thiệu khái niệm PHP Developer là gì, các kỹ năng và lộ trình phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Kỹ sư cầu nối là gì? Cơ hội việc làm và lộ trình phát triển 2025
Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề nghiệp đầy tiềm năng, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở, thì kỹ sư cầu nối chính là lựa chọn lý tưởng. Trong bài viết này, Devwork sẽ giúp bạn giải thích kỹ sư cầu nối là gì, các kỹ năng cần có, lộ trình phát triển đến cơ hội việc làm và mức lương đáng mơ ước trong năm 2025.

Fresher là gì? Bí quyết ứng tuyển thành công vị trí fresher
Fresher là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, quan tâm khi bước chân vào thị trường lao động. Bài viết này trên blog Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm fresher, cơ hội nghề nghiệp và lộ trình phát triển từ fresher đến các vị trí cao hơn.


Docker là gì? Hiểu rõ Docker Container, Docker Swarm và Kubernetes
Docker đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta triển khai ứng dụng, giúp phần mềm chạy linh hoạt trong mọi môi trường. Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ Docker là gì, cách hoạt động của Docker Container, sự khác biệt giữa Docker Swarm và Kubernetes.

Fintech là gì? Ưu điểm, nhược điểm & Xu hướng phát triển năm 2025
Từ thanh toán di động đến đầu tư tự động, fintech đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính toàn cầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về fintech là gì, những lợi ích và thách thức của nó, cùng với các xu hướng định hình tương lai tài chính năm 2025.
