
Lập trình viên (Developer) là công việc có mức thu nhập cao trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để có được mức lương “nghìn đô” như mọi người vẫn hay nói là chuyện không dễ, bạn nên dành thời gian, công sức, sự kiên trì,… để học tập và rèn luyện. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin vẫn luôn mở rộng cánh cửa của mình dành cho những cá nhân chăm chỉ trau dồi kiến thức của bản thân.
1. Lập trình viên là gì?
Lập trình viên là một công việc vô cùng quen thuộc, thậm chí là một ngành xu thế của thế hệ ngày nay. Trong những bài viết trước của chúng mình, Devwork đã từng nhắc đến công việc này và nhiệm vụ của nó đối với cuộc sống ngày nay.
Một số bài viết khác các bạn có thể tham khảo ở dưới đây:
Lộ trình nghề nghiệp của Lập trình viên: https://devwork.vn/blog/627/lo-trinh-nghe-nghiep-dien-hinh-cua-mot-lap-trinh-vien
Các đặc điểm của Lập trình viên giỏi: https://devwork.vn/blog/273/15-dac-diem-cua-mot-lap-trinh-vien-gioi
Tuy nhiên, ở bài viết này, Devwork sẽ nhắc lại khái niệm của Lập trình viên. Như chúng ta đều biết, lập trình viên là những người viết phần mềm. Hiểu một cách phức tạp hơn, lập trình viên chính là những người xây dựng, tạo ra các phần mềm, ứng dụng trên di động, máy tính mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày bằng cách viết những đoạn mã.
Lập trình viên, tiếng anh gọi là Programmer, hay còn gọi là Nhà phát triển phần mềm (Developer) viết tắt là DEV. Tương tự với những cách gọi này, lập trình viên còn có một số tên gọi khác như:
• Lập trình viên máy tính (Computer Programmer)
• Lập trình viên phần mềm (Software Coder) hay còn gọi tắt là Coder
• Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
Hầu hết, các lập trình viên sẽ sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra sản phẩm ứng dụng, phần mềm. Và đương nhiên, họ cũng có thể lựa chọn làm việc một mình hoặc làm việc theo nhóm để hoàn thiện sản phẩm công nghệ đến cuối cùng.
2. Lập trình viên học ngành nào?
Để trở thành một lập trình viên thì bạn có rất nhiều con đường. Như chúng mình đã nói ở trên, lập trình viên cần thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình chính và có thể biết và vận dụng một số công nghệ khác đi kèm để công việc có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, nói đến một ngành chính thống để các dev hành nghề, những trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam đang đào tạo những ngành chủ yếu sau:
• Khoa học máy tính
• Truyền thông và mạng máy tính
• Công nghệ phần mềm
• Hệ thống thông tin
• Kỹ thuật máy tính
• Thị giác máy tính và điều khiển học
Để có thể nắm bắt cơ bản những ngành học này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung của chúng qua những phần sau:
a. Khoa học máy tính
Ngành Khoa học máy tính (Computer Science) là ngành học, nghiên cứu về cách vận hành của máy tính. Đây là chuyên ngành cung cấp những kiến thức gốc rễ chuyên sâu về toán học, khoa học máy tính và logic. Điển hình là cấu trúc máy tính, trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, xử lý dữ liệu,… Có thể nói, khoa học máy tính chính là nền tảng cho người học tự tin theo đuổi những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin.
Học ngành Khoa học máy tính, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia vào các công việc như nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence hay Machine intelligence), Học máy (Machine Learning) hay An ninh mạng hoặc nghiên cứu về Công nghệ đồ họa.
Lưu ý: Công nghệ đồ họa ở đây không phải vẽ bằng Photoshop hay chỉnh sửa ảnh mà là nghiên cứu và phát triển các phần mềm, ứng dụng liên quan đến đồ họa (nói cho dễ hiểu thì họ là những người tạo ra phần mềm Photoshop).
b. Truyền thông và mạng máy tính
Ngành Truyền thông và mạng máy tính là ngành học về những công nghệ phổ biến như hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin như thư tín điện tử, truyền tải thông tin hay công nghệ điện toán đám mây, xây dựng và vận hành Data center, giữ an toàn cũng như bảo mật thông tin người sử dụng hệ thống mạng…
Sau khi học chuyên ngành này, bạn rất có thể sẽ trở thành một nhà thiết kế và phát triển phần mềm mạng hoặc nhân sự chuyên thiết kế mạng cho các trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp và ngân hàng.
c. Công nghệ phần mềm
Ngành Công nghệ phần mềm hay còn gọi là Kỹ thuật phần mềm, ngành này thường học về các quy trình phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được đào tạo về những kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Đồng thời, ngành này cũng sẽ dạy cho các bạn những kiến thức trong việc thu thập yêu cầu, từ đó phân tích, thiết kế, rồi lập trình, kiểm thử, vận hành và cuối cùng là bảo trì sự hoạt động của phần mềm đó.
Ngành Công nghệ phần mềm (Kỹ thuật phần mềm) về cơ bản sẽ học những thứ bám sát thực tế với nghề Lập trình viên nhất. Nếu bạn chỉ muốn tập trung khai thác chuyên sâu vào mảng Phát triển phần mềm hay trở thành lập trình viên phần mềm thì bạn nên lựa chọn học ngành Công nghệ phần mềm.
Thực tế cho thấy, để trở thành một lập trình viên, bạn không cần phải học cả một ngành hay nắm được quá nhiều ngôn ngữ lập trình, bạn chỉ cần học một ngôn ngữ lập trình như Java, C++ hay PHP,… Đây là chương trình học khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn theo học vì kiến thức nhẹ hơn so với các ngành như Khoa học máy tính, hơn nữa, nếu sử dụng thành thạo những ngôn ngữ lập trình này, bạn thậm chí có thể đi làm ngay.
Tuy nhiên, trong quá trình đi làm, bạn cũng nên sử dụng những kinh nghiệm của mình để tự học thêm nhiều ngôn ngữ, công nghệ khác nhau để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong sự nghiệp.
d. Hệ thống thông tin
Ngành Hệ thống thông tin là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập thông tin, từ đó phân tích, đánh giá và thiết kế hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản trị, vận hành và phân phối thông tin tham mưu cho những người lãnh đạo (người đưa ra quyết định).
Bên cạnh đó, ngành Hệ thống thông tin cũng đào tạo sinh viên của mình những ngôn ngữ lập trình như C#, Java, PHP, SQL… Tuy nhiên, ngành sẽ tập trung chủ yếu vào những ngôn ngữ thao tác với cơ sở dữ liệu và sử dụng nhiều về SQL.
Đối với ngành này, bạn chỉ có thể thiết kế được một phần (cơ sở dữ liệu) mà không được nhà trường dạy nhiều về phần mềm. Tuy nhiên, vì vốn nền tảng có sẵn về máy tính, bạn có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức về lập trình tại những trung tâm bên ngoài.
e. Kỹ thuật máy tính
Ngành Kỹ thuật máy tính là một ngành khá đặc biệt bởi sự kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực đó là: Điện tử và Công nghệ thông tin. Ngành Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) là một ngành giúp các bạn có thể làm đồng thời cả hai việc đó là thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm nhằm phục vụ sự hoạt động của các thiết bị phần cứng.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về công việc của họ đó là: thiết kế chip máy tính, công nghệ robotic, thiết kế các hệ thống điều khiển tự động IOT,…
Nếu ngay từ ban đầu bạn đã lựa chọn ngành Kỹ thuật máy tính, nhưng sau đó muốn đi theo nghiệp Lập trình thì bạn sẽ cần phải học thêm một chút về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể hiểu đơn giản là: học Ngành kỹ thuật máy tính, bạn cũng có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C, C++ hay Java,… tuy nhiên ngành này lại thiên về sự phục vụ hoạt động của phần cứng hơn là tập trung phát triển phần mềm.
f. Thị giác máy tính và Điều khiển học
Tương tự chuyên ngành khoa học máy tính, Thị giác máy tính và điều khiển học cũng thiên về nghiên cứu chuyên sâu. Để có thể học được ngành này, chắc chắn các bạn cần phải có một tư duy logic, cộng với đầu óc toán học nhanh nhạy để có thể “đuổi” kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành và theo nó đến cùng.
3. Chỉ có thể trở thành lập trình viên khi bạn học chuyên sâu về máy tính?
Mình muốn làm lập trình viên nhưng không biết học gì? Học xong ngành đó rồi làm thế nào để xin việc? Nhiều người chắc chắn sẽ trả lời bạn rằng: “Mày nên học Công nghệ thông tin, chuyên rồi mới dễ xin việc”, hay có một số người “Mày nên học mấy ngành về máy tính ấy, làm cũng được”. Tuy nhiên, công nghệ thông tin là một ngành học rộng lớn, nó gồm nhiều nhánh nhỏ. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là, ngành Công nghệ thông tin luôn mở cửa đối với bất cứ ai muốn tiến vào khai thác và phát triển nó, nó cho bạn cơ hội học tập và phát triển, đưa ra cho bạn những định hướng nhỏ trong một ngành lớn, từ đó giúp bạn tìm được cái “ngách” phát triển của riêng mình.
Tất cả các chuyên ngành mình đã nêu ở trên, bao gồm khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin,… đều là những chuyên ngành nhỏ thuộc về cái “cây” lớn Công nghệ thông tin. Thế nhưng tùy thuộc vào định hướng tương lai và sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn chuyên ngành thích hợp với mình.
Nói là lựa chọn chuyên ngành liên quan đến máy tính và công nghệ để học, không có nghĩa là ngành Công nghệ thông tin không có “cửa” cho những sinh viên học ngành khác. Hiện nay, chúng ta có nhiều cách để theo đuổi sự nghiệp lập trình của mình. Các bạn học ở mọi lĩnh vực, từ kinh tế, y dược, luật… đều có thể trở thành dev nếu bạn quyết tâm đầu tư một cách nghiêm túc cho việc học lập trình của bản thân. Các bạn có nhiều lựa chọn như mua khóa học lập trình trực tuyến, học song bằng ngành công nghệ thông tin (và vô vàn những ngành liên quan đến máy tính), hay ghi danh ở những trường Cao đẳng cũng đào tạo những ngành này để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí học tập.
Nói tóm lại, để có thể theo đuổi sự nghiệp lập trình, các bạn cần có trong mình một số tố chất như: cẩn thận, nhanh nhạy, tư duy và sự ham học hỏi, đồng thời phải có niềm đam mê đặc biệt với ngành này. Và điều đặc biệt là, ngành công nghệ thông tin không có sự giới hạn cho bất cứ ai muốn gia nhập. Cho dù bạn là ai, chỉ cần bạn có thể khiến Công nghệ thông tin ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống con người, nghĩa là bạn đã trở thành một lập trình viên tuyệt vời.
Hiện tại Devwork có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn phù hợp
Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer, có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng ký để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://devwork.vn/dang-ky/hr-freelance
Hoặc bạn muốn đăng ký NTD hãy truy cập ngay tại link website sau: https://devwork.vn/dang-ky/nha-tuyen-dung

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: Đào Thị Thu Phương
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Career Path là gì- Các bước xây dựng Career Path hiệu quả nhất 2025
Career path là gì? Đây không chỉ là câu hỏi của những người mới bắt đầu, mà còn là nỗi trăn trở của nhiều người đã đi làm. Bài viết này Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ về Career Path, đồng thời sẽ chia sẻ các bước để xây dựng Career Path hiệu quả nhé!...
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân CHUYÊN NGHIỆP từ A- Z
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và chiến lược rõ ràng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Devwork tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả với hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhé!

KHÓA HỌC "HEADHUNTER TALENTS - SPEED UP" - MIỄN PHÍ ĐÀO TẠO HEADHUNTER TRONG NGÀNH CNTT
Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt nói chung và trong lĩnh vực nhân sự nói riêng, việc trở thành một headhunter có chuyên môn vững chưa bao giờ là dễ dàng. Hiểu được điều đó, Devwork đã mở lớp học tuyển dụng chuyên sâu mang tên “Headhunter Talents - Speed up”, nhằm mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để tỏa sáng trong lĩnh vực tuyển dụng.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Đội Ngũ IT Mạnh Mẽ Trong Thời Gian Ngắn?
Xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty công nghệ phát triển bền vững và nhanh chóng. Tuy nhiên, với thị trường IT ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những bước cụ thể giúp bạn xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ trong thời gian ngắn, đồng thời tối ưu hóa quy trình tuyển dụng hiệu quả thông qua các dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp.


Dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc - Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần phải có đội ngũ nhân sự IT chất lượng để duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự IT phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi nhu cầu về các kỹ năng công nghệ ngày càng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc và bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Top Các Vị Trí IT Được Tuyển Dụng Nhiều Nhất Năm 2025
Ngành công nghệ thông tin (IT) luôn là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua. Đặc biệt, năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm sôi động đối với thị trường lao động IT khi các công ty không ngừng tìm kiếm những ứng viên chất lượng để đáp ứng nhu cầu số hóa và phát triển công nghệ. Dưới đây là danh sách các vị trí IT được tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2024, cùng các kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm mà bạn không nên bỏ qua.
