TỔNG QUAN VỀ FRONTEND, BACKEND, FULLSTACK

Phụ lục
    tong-quan-ve-frontend-backend-fullstack

    Giả sử bạn là một người mới bắt đầu học về lập trình, đang phân vân không biết nên lựa chọn đi theo hướng Frontend, Backend hay muốn theo đuổi cả hai thì bài viết này thực sự dành cho bạn đấy. Để định hướng cho mục tiêu trở thành một Developer tài năng của bạn, hãy cùng Devwork tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

    Khi tìm hiểu về các khái niệm lập trình web hay lập trình mobile thì chắc hẳn bạn sẽ thấy thuật ngữ về Frontend và Backend xuất hiện nhiều lần. Frontend và Backend là hai thuật ngữ quan trọng của một ứng dụng, website. Vậy Frontend và Backend là gì. Chúng có sự khác biệt như thế nào?


    Frontend (hay còn gọi là client-side) là tất cả những gì liên quan đến những hiển thị của một phần mềm hay ứng dụng mà người dùng nhìn thấy mỗi khi truy cập, bao gồm cả phạm trù thiết kế giao diện và các ngôn ngữ như HTML hay CSS.

    Người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhiều khía cạnh của Frontend như: màu sắc chủ đạo, tìm kiếm và đọc thông tin, sử dụng các nút bấm và tính năng trên web/ ứng dụng. Mục đính của Frontend là giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng hệ thống nhờ vào giao diện được thiết kế.

    Uploaded image

    Ngôn ngữ Frontend thông dụng:



    Những kĩ năng cần thiết cho lập trình Frontend là gì?


    HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading style Sheets) là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên giao diện của một website. Nếu không nắm chắc được hai ngôn ngữ này thì không thể xây dựng và thiết kế trang web. Đây cũng là hai ngôn ngữ đầu tiên mà bạn cần học khi muốn trở thành một Frontend Developer.


    Javascript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. Cùng với HTML và CSS, Javascript đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết kế giao diện của website. Đây là một công cụ vô cùng quan trọng mà không một lập trình viên Frontend nào có thể bỏ qua.


    Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ trên, các Frontend Developer cũng cần phải có chút am hiểu về các framework khác, kể đến như là Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, EmberJS để đảm bảo nội dung luôn được hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau và các thư viện như jQuery, LESS của Javascript đóng gói code vào trong một hình thứ giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn.


    Sử dụng những công cụ trên, các frontend developer làm việc chặt chẽ với các designer hoặc nhà phân tích trải nghiệm người dùng để biến những mockup, hoặc wireframe, từ phát triển tới sản phẩm thực tế.

    Các lập trình viên Frontend giỏi cũng có thể xác định chính xác các vấn đề cụ thể trong trải nghiệm của người dùng, cung cấp các khuyến nghị và giải pháp hệ thống hóa để ảnh hưởng đến thiết kế đó. Một điều quan trọng là họ có khả năng hợp tác với những nhóm khác trong công ty để hiểu rõ mục đích cụ thể, nhu cầu và cơ hội, và sau đó thực hiện theo những chỉ dẫn đó.

    Uploaded image

    2. Backend là gì?

    Backend là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được. Có thể cho rằng Backend giống như bộ não của con người. Nó xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình.


    Các ngôn ngữ lập trình Backend thông dụng:



    Những kĩ năng cần thiết cho lập trình Backend là gì?


    Một Backend Developer luôn cần có cho mình đó là kiến thức về ngôn ngữ phát triển, cơ sở dữ liệu và bộ đệm, API (REST & SOAP), ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và thuật toán.


    Hiện nay, để trở thành một Backend Developer thì cần phải nắm rõ những ngôn ngữ sau: Java, Python, Ruby, PHP, Rust. Các loại ngôn ngữ này sẽ giúp bạn đơn giản hóa quá trình làm việc nhờ các cấu trúc đơn giản, hiệu suất làm việc lớn.

    Để đảm bảo cho máy chủ, dữ liệu và các ứng dụng giao tiếp với nhau dễ dàng hơn thì các lập trình viên Backend ngoài việc sử dụng tốt các ngôn ngữ trên thì cần nắm vững các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server. Các công cụ này sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm, thay đổi, lưu trữ dữ liệu để phục vụ người dùng trong phần Frontend.

    Hầu hết những công việc tuyển dụng của một lập trình viên Backend đều đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về các framework PHP như Zend, Symfony, và CakePHP; một số kinh nghiệm có các phần mềm quản lý dạng phiên bản như: SVN, CVS, hoặc Git; và một số kinh nghiệm với Linux cho việc phát triển cũng như triển khai hệ thống.


    3. Sự khác biệt giữa Backend và Frontend?

    Backend và Frontend hoạt động song song với nhau để đảm bảo một ứng dụng hoặc website hoạt động bình thường. Sự khác biệt giữa Frontend và Backend liên quan đến người dùng. Trong khi Frontend là những gì người dùng nhìn thấy được, Backend là thứ giúp Frontend trở nên khả thi.

    Uploaded image

    4. Fullstack là gì?

    Fullstack Developer là người phụ trách cả Frontend (thiết kế UI, UX và flow) cho tới Backend (thiết kế database và viết các API cần thiết) của hệ thống. Họ là những người vừa có khả năng tư duy logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu , vừa có thể ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hóa cách hiển thị của trang web/ ứng dụng di động.


    Những kỹ năng cần thiết cho lập trình Fullstack là gì?

    Các lập trình viên Fullstack làm việc giống như các lập trình viên Backend ở phía máy chủ của lập trình web, nhưng họ có thể cũng thành thạo các ngôn ngữ Frontend để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. Họ là những người đa năng.

    Bất kể là sử dụng công cụ xác định nào, tùy thuộc vào dự án và khách hàng, các lập trình viên Fullstack nên có kiến thức ở mọi cấp độ về cách web hoạt động: cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux, viết các API server-side, nhảy vào phần Javascript client-side của một ứng dụng, và cũng cần có “con mắt thẩm mỹ” với CSS.

    Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên Fullstack cần có khả năng ngay lập tức xác định trách nhiệm của client-side hay server-side, và trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

    Tóm lại, qua phần nội dung mà Devwork đã tổng hợp và chia sẻ như trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu được như thế nào là Frontend, Backend và Fullstack. Việc còn lại là bạn hãy tự định hướng cho mình, nên đi theo hướng nào hoặc chọn cả hai. Và nên nhớ rằng, mỗi một mảng đều sẽ là một kho tàng kiến thức khổng lồ.

    Nếu bạn muốn tìm hiểu về lộ trình nghề nghiệp của Lập trình viên, tham khảo thêm tại: https://devwork.vn/blog/627/lo-trinh-nghe-nghiep-dien-hinh-cua-mot-lap-trinh-vien


    Hiện tại Devwork có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn phù hợp

    Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer, có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng ký để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://devwork.vn/dang-ky/hr-freelance

    Hoặc bạn muốn đăng ký NTD hãy truy cập ngay tại link website sau: https://devwork.vn/dang-ky/nha-tuyen-dung


    Devwork
    Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
    Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
    Tối ưu chi phí
    Tiết kiệm thời gian
    Chất lượng chuyên nghiệp
    Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
    Hoặc liên hệ với chúng tôi :
    Email: hello@devwork.vn

    Tag Cloud:

    Tác giả:

    Chia sẻ bài viết

    Sao chép đường dẫn

    Việc làm tại Devwork

    khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Sale Manager

    • Negotiate
    • Hồ Chí Minh

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    SALES STAFF

    • Negotiate
    • Hồ Chí Minh

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Senior Java Engineer

    • Negotiate
    • Hà Nội

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Tiền thưởng

    Đăng nhập để xem

    Bài viết liên quan

    Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm