
Đối mặt với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, ngày càng nhiều lĩnh vực ra đời, được thử nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống tương lai. Một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người chính là AI - Trí tuệ nhân tạo. Bài viết này Devwork sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về công nghệ này và những ứng dụng của nó đối với cuộc sống.
I. Giới thiệu chung về Trí tuệ nhân tạo - AI
Trước khi bắt đầu hành trình tìm hiểu về lĩnh vực thú vị này, chúng ta cần hiểu được khái niệm của AI. Có lẽ nhiều người đã biết, AI (Artificial Intelligence), hay Trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, và hệ thống máy tính. Trí tuệ nhân tạo được con người tạo ra nhằm tự động hóa các hành vi thông minh giống với con người, từ đó cắt giảm bớt nhân công (con người) thay thế vào đó bằng máy móc có tính chuẩn xác cao hơn.
So với những lập trình logic trước kia, Trí tuệ nhân tạo có khả năng suy nghĩ độc lập. Thay vì lập trình sẵn và làm theo mọi thao tác mà con người đặt ra, AI - Trí tuệ nhân tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra những phương án giải quyết tối ưu nhất. Điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời vận hành công việc một cách trơn tru hơn. Ngoài ra, khả năng tự tính toán đó sẽ giúp AI đưa ra những ý kiến mới, hỗ trợ con người có thêm nhiều ý tưởng hơn nữa để phát triển.
Để tạo ra được một sản phẩm AI (AI - Machine), người lập trình cần một cấu hình máy phù hợp với ý tưởng AI - Machine, bắt đầu thực hiện các phần mềm tính toán training (huấn luyện cho AI) theo hình thức sau:
Các ứng dụng nổi bật của AI có thể kể đến đó là: hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện gương mặt, vật thể, chữ viết). Những chức năng này sẽ hỗ trợ AI rất nhiều trong việc tự học hỏi thông qua những vật thể xung quanh, đặc biệt là học hỏi thông qua con người.
Từ đó, cách vận hành xử lý của Trí tuệ nhân tạo - AI dựa trên 3 khái niệm: AI, Machine learning, Deep learning. Trong đó, AI (Artificial Intelligence) là tập lớn nhất, bao gồm Machine Learning và Deep Learning (tập nhỏ nhất).
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, các bạn có thể tham khảo 3 định nghĩa dưới đây mà Devwork đưa ra:
Công nghệ AI cũng được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của những đối tượng khác nhau. Một số loại công nghệ AI con người đã phát minh ra và có thể kể đến là: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine), Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế, Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo và Tự nhận thức.
Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Reactive Machine - Công nghệ AI phản ứng dùng để phân tích những động thái khả thi của chính nó và đối thủ nhằm đưa ra hành động chiến lược, thông minh nhất.
Chúng ta có thể lấy một ví dụ về chương trình tự động chơi cờ vua của IBM, chương trình này đã đánh bại kỳ thủ thế giới Garry Kasparov vào những năm 1990. Công nghệ Deep Blue mà phần mềm sử dụng cho phép máy có thể xác định được các nước cờ và dự đoán những bước đi tiếp theo. Tuy nhiên, nó không có chức năng ghi nhớ (kí ức) và không thể sử dụng được những kinh nghiệm đã có trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai.
Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ vây) của Google được thiết kế cho các mục đích hẹp và không thể dễ dàng áp dụng trong những tình huống khác dù là mới hay cũ.
Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Các ứng dụng AI này được sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Một số chức năng ra quyết định này có mặt trong các loại thiết bị không người lái như xe ô tô, máy bay drone hay tàu ngầm. Kết hợp cùng những cảm biến từ môi trường xung quanh, công nghệ AI này có thể dự đoán được tình huống và đưa ra những bước hành động chính xác cho thiết bị nó điều khiển. sau đó, chúng sẽ được sử dụng để đưa ra những hành động trong bước tiếp theo.
Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo cho phép AI có thể tự mình suy nghĩ và học hỏi mọi thứ có xung quanh nó để tự áp dụng cho chính bản thân trong một trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, công nghệ này hiện đang được con người tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn phục vụ cho cuộc sống.
Tuy nhiên, cho tới hiện nay, công nghệ này đang được áp dụng trong một robot rất nổi tiếng có tên là Sophia. Cô ấy có chức năng chính là trò chuyện với con người.
Phần mềm của Sophia được cấu thành từ ba phần: Trí tuệ ở mức rất cơ bản (trả lời những câu hỏi đơn giản), khả năng diễn thuyết với văn bản được nạp sẵn, kết hợp cùng thuật toán để ngắt nối câu từ sao cho hợp lý. Cuối cùng là một hệ thống sử dụng chatbot kết hợp với cơ khí, giúp Sophia có thể nhìn ai đó, lắng nghe họ để lọc ra những "từ khóa" và "ngữ nghĩa", sau đó lựa chọn những câu trả lời được soạn sẵn để phát ngôn. Sophia chỉ có thể trả lời những câu hỏi khi được kết nối với Internet, máy tính và chỉ giới hạn trong những thông tin mình có được.
Loại 4: Tự nhận thức
Hệ thống AI có thể tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, các ứng dụng này còn giúp cho AI có cảm xúc và hiểu được cảm xúc của người khác. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI. Tuy nhiên, công nghệ này chưa hoàn toàn khả thi và đang được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn tương tự với lý thuyết trí tuệ nhân tạo.
II. Ứng dụng của AI đối với cuộc sống hiện tại và tương lai
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô tự lái (công nghệ này đã và đang được nghiên cứu sâu và sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới). Ứng dụng này đem đến những lợi ích kinh tế cao nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Vào năm 2016, Otto - hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công 50.000 lon bia Budweisers bằng container tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, những chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận tải tốt nhất trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo được dùng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu hơn. Công nghệ AI có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc đưa ra quyết định trong sản xuất.
Ứng dụng tiêu biểu của AI trong ngành y tế là thiết bị bay không người lái phục vụ cho những trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Thiết bị bay này có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng lên tới 40% và rất thích hợp với những nơi có địa hình hiểm trở.
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp con người tạo ra những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Rất nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục đã được sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho việc giảng dạy với từng đối tượng học sinh, sinh viên, giúp họ cải thiện tình hình học tập theo lộ trình của riêng mình.
Trí tuệ nhân tạo AI còn có thể chỉ ra những lỗ hổng mà những ứng dụng giao dục cần phải cải thiện. Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên, đồng thời gửi lời nhắn đến học sinh để chỉnh sửa đáp án cho đúng. Bên cạnh đó, công nghệ AI còn theo dõi sự tiến bộ của học sinh, đồng thời gửi kết quả đến giáo viên nếu có vấn đề với bài tập của từng bạn.
Hơn nữa, sinh viên còn có thể học tập từ mọi nơi trên thế giới thông qua việc sử dụng những phần mềm có hỗ trợ AI. Công nghệ AI cũng cung cấp dữ liệu nhằm giúp sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho bản thân.
Đối với lĩnh vực Truyền thông, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo giúp con người thay đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Những ưu điểm của Công nghệ AI đã hỗ trợ rất nhiều cho các công ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, đúng đối tượng (khách hàng tiềm năng) dựa trên phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tuyến và những nội dung mà khách hàng thường xuyên xem trên quảng cáo.
Công nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động hiệu quả và đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin về hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng, qua đó đề xuất những giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Hiện tại Devwork có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn phù hợp

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: Lê Thị Ngọc Anh
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Cách quay màn hình máy tính Win 7 chi tiết từ A-Z
Bạn đang dùng máy tính Win 7 và cần quay lại màn hình để hướng dẫn, lưu lại thao tác hoặc chia sẻ với người khác? Dù không có sẵn tính năng quay như Windows 10 hay 11, nhưng cách quay màn hình máy tính Win 7 lại dễ hơn bạn tưởng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước một, theo cách thân thiện, dễ hiểu và ai cũng có thể làm theo....
Phần mềm giả lập Android trên PC nhẹ nhất, không lo giật lag
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, việc sở hữu một chiếc smartphone là điều hiển nhiên. Nhưng đôi khi, chúng ta cần một không gian rộng rãi hơn, mạnh mẽ hơn để trải nghiệm các ứng dụng và trò chơi di động. Đó là lúc giả lập Android trên PC phát huy tác dụng.

Top phần mềm ghép nhạc vào video tốt nhất hiện nay
Ghép nhạc vào video làm cho một video trở nên sống động, thu hút và để lại ấn tượng trong tâm trí người xem. Từ những blog cá nhân, video kỷ niệm đến clip quảng bá sản phẩm, âm nhạc phù hợp có thể biến những khung hình bình thường trở nên sống động và ấn tượng hơn. Hiểu được nhu cầu đó, Devwork tổng hợp và giới thiệu các phần mềm ghép nhạc vào video dễ sử dụng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau để bạn có thể chọn lựa công cụ tối ưu cho mình.

Top các phần mềm ghép nhạc vào ảnh bạn nên thử
Bạn có bao giờ nghĩ đến việc biến những bức ảnh kỷ niệm thành một video đầy cảm xúc hoặc bạn muốn tạo một clip quảng cáo bắt tai để “hút” khách hàng? Nếu câu trả lời là “CÓ”, thì phần mềm ghép nhạc vào ảnh chính là công cụ bạn không thể bỏ qua! Trong bài viết này, Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi thứ về phần mềm ghép nhạc, từ cách chọn công cụ tốt nhất đến bí kíp tạo video ấn tượng.


Top phần mềm ghép ảnh thành video tốt nhất 2025
Ngày nay, video đang dần trở thành ngôn ngữ kể chuyện phổ biến nhất. Thay vì chỉ chia sẻ những bức ảnh đơn lẻ, người dùng ngày càng thích tạo video để tổng hợp kỷ niệm bằng cách sinh động và thú vị hơn. Chính vì thế, phần mềm ghép ảnh thành video đang trở thành “trợ thủ đắc lực” không thể thiếu. Trong bài viết này, Devwork sẽ giới thiệu cho bạn những phần mềm ghép ảnh và video tốt nhất hiện nay, kèm theo hướng dẫn sử dụng đơn giản. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Top phần mềm ghép ảnh trên máy tính tốt nhất 2025
Trong thời đại hình ảnh lên ngôi, việc ghép ảnh không chỉ là thú vui mà còn là công cụ quan trọng với dân văn phòng, marketer hay người làm nội dung. Dưới đây là danh sách các phần mềm ghép ảnh trên máy tính tốt nhất 2025, bao gồm cả bản online, bản cài đặt đơn giản, dễ sử dụng. Cùng Devwork tìm hiểu ngay nhé!
