
Sự gắn kết trong tổ chức và hành vi lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự bền vững của một doanh nghiệp. Vậy sự gắn kết trong tổ chức và hành vi lãnh đạo là gì?
Mọi người hãy theo dõi bài viết và tìm câu trả lời nhé!
A. SỰ GẮN KẾT TRONG TỔ CHỨC
Sự gắn kết trong tổ chức là sự gắn kết giữa cấp trên với nhân viên và những nhân viên với nhau. Nếu không có sự gắn kết lẫn nhau, mỗi doanh nghiệp chỉ là một tổ hợp bao gồm những chủ thể rời rạc thiếu tình cảm, quan hệ tác động qua lại với nhau chỉ vì lợi ích.
Sự gắn kết là một trạng thái tâm lý, có thể coi là lời khế ước chân thành giữa những người trong công ty. Nó là sợi dây vô hình trói buộc những con người xa lạ lại với nhau và từ đó nảy sinh những tình cảm đáng quý.
Sự gắn kết giữa nhân viên với công ty sẽ dễ dàng được nhận thấy qua những biểu hiện sau:
- Tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân.
- Có thể giải quyết vấn đề một cách độc lập, tự tin.
- Có những ý tưởng và giải pháp sáng tạo.
- Cống hiến hết mình cho mục tiêu của tổ chức.
- Tự hào về công ty, vì mình là một trong số những nhân viên của công ty ấy.
Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo tài năng cũng hiểu được lợi ích của việc rút ngắn khoảng cách giữa mình với nhân viên và giữa những nhân viên với nhau. Điều đó được thể hiện qua 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, gắn kết nhân viên giúp xu hướng nghỉ việc của họ thấp hơn. Một hay nhiều nhân viên vắng mặt đều gây cản trở đối với quá trình làm việc và năng suất công việc của mọi người. Việc thường xuyên vắng mặt sẽ gây ra cảm giác xa cách và sự thiếu đồng cảm với nhau. Đối với nhân viên có sự chủ động cao trong công việc, họ sẽ tự tìm được cách để gắn kết mọi người lại với nhau và họ hài lòng với môi trường hiện tại nên không muốn nghỉ việc ở đây.
Thứ hai, sự gắn kết của nhân viên với tổ chức sẽ tạo ra năng suất cao hơn. Nếu doanh nghiệp xây dựng được một môi trường làm việc thoải mái với tất cả nhân viên, mỗi cá nhân sẽ hình thành cảm giác gắn kết với tổ chức hơn và luôn nỗ lực hết mình để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Thứ ba, sự gắn kết trong tổ chức giúp nhân viên có tính kết nối hơn. Gắn kết nhân viên không chỉ đơn thuần là sự gắn bó trong công việc mà còn là sự thân thiết, hòa đồng trong những vấn đề của cuộc sống. Một môi trường làm việc có sự kết nối mật thiết giữa các nhân viên với nhau sẽ tạo ra “chất xúc tác” khiến họ cảm thấy yêu quý công việc hơn.
Sự gắn kết thật sự không đến từ tiền bạc hay những tác động bên ngoài mà đến từ những nhu cầu cơ bản bên trong con người. Đó là những nhu cầu được quan tâm, chăm sóc, tôn trọng, thể hiện bản thân, … Có 8 nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên sự gắn bó, đó là:
- Giao tiếp: Giao tiếp là chìa khóa giúp nhân viên và doanh nghiệp thấu hiểu lẫn nhau. Thông qua giao tiếp, nhân viên sẽ được tiếp xúc và hiểu được quy trình làm việc và văn hóa công ty. Doanh nghiệp cũng cần sử dụng giao tiếp để hiểu thêm về nhân viên, về những điểm mạnh, điểm yếu của họ, từ đó phân công công việc hợp lý. Một số cách doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả giao tiếp đó là: Xây dựng quy trình làm việc thân thiện, cởi mở; Tạo điều kiện cho các cấp quản lý cùng thảo luận, lên ý tưởng và giải quyết vấn đề; Quan tâm đến các thành viên trong những sự kiện đặc biệt trong đời sống của họ…
- Không gian làm việc: Trung bình mỗi nhân viên sẽ dành từ 8-10 tiếng ở cơ quan. Vậy nên, không gian làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là nơi nhân viên dành phần lớn thời gian để gắn bó. Một không gian làm việc thoải máu sẽ giúp cho hiệu quả công việc được nâng cao. Các cơ quan có thể xem xét lắp đặt thêm những khu vực cung cấp đồ ăn, thức uống cho nhân viên hoặc thiết kế văn phòng theo xu hướng có thực vật, ánh sáng và tự nhiên để tăng sự dễ chịu cho mọi người.
- Chăm sóc sức khỏe nhân viên: Được quan tâm, chăm sóc sức khỏe là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Đồng thời, đó cũng là điều mà đa số nhân viên đều quan tâm. Để tạo được sự gắn kết thông qua cảm giác được quan tâm, các doanh nghiệp nên cung cấp cho nhân viên của mình các phúc lợi về sức khỏe, xã hội … Doanh nghiệp có thể chăm sóc sức khỏe nhân viên bằng việc: Đóng bảo hiểm cho nhân viên; Tổ chức chương trình khám sức khỏe định kì; Có chế độ thành toán chi phí khi ăn uống khi nhân viên làm việc tăng ca…
- Công nhận thành tích: Nếu nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và đạt kết quả cao nhưng không được cấp trên ghi nhận, họ sẽ nảy sinh tâm lý chán nản và không hứng thú với công việc. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách khen thưởng hợp lý, tạo tinh thần và động lực cho nhân viên.
B. Hành vi lãnh đạo:
Người lãnh đạo là người nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong một tổ chức. Tuy nhiên, cách thể hiện những vai trò và chức năng của họ cũng sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến nhân viên của mình. Để trở thành một người lãnh đạo thực sự tài giỏi, họ không chỉ có năng lực mà còn có nhiều những kỹ năng lãnh đạo liên quan, đó là:
- Truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên: Một người quản lý thực sự sẽ biết làm thế nào để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên để đem lại hiệu quả cao nhất. Người lãnh đạo có thể truyền cảm hứng đến nhân viên của mình bằng cách cùng họ suy nghĩ, gợi ra những ý tưởng cho nhân viên, đồng thời quan tâm đến đời sống của họ.
- Có tầm nhìn chiến lược: Nhà lãnh đạo sẽ luôn có những hướng đi cho nhóm của mình. Họ có nhiệm vụ điều phối và đưa ra chiến lược hoạt động cho cả team, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên về nhiệm vụ của mình.
- Là một người chính trực: Nhà lãnh đạo cần biết làm gương cho nhân viên, từ đó sẽ nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng từ cấp dưới của mình.
- Kỹ năng giao tiếp cá nhân: Năng lực giao tiếp đóng vai trò quan trọng đối với mọi nhà lãnh đạo, đặc biệt là khả năng hướng dẫn và cố vấn cho người khác.
- Tiếp thu và thay đổi: Ai cũng có lòng tự tôn của riêng mình, đặc biệt là một người lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một người lãnh đạo tài năng, họ cần phải lắng nghe ý kiến của nhân viên, thay đổi những thói quen xấu để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
ảnh minh hoạ
C. Mối liên hệ của hành vi lãnh đạo và sự gắn kết trong tổ chức:
Hành vi lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc và tiến độ công việc của nhân viên. Nếu cấp trên biết quan tâm đến cấp dưới và hoàn thành tốt sứ mệnh dẫn đường của mình, thì họ sẽ nhận được sự yêu mến và tôn trọng từ nhân viên.
Tuy nhiên, nếu người lãnh đạo không biết lắng nghe nhân viên, tổ chức của họ sẽ không có sự gắn kết và nhanh chóng dẫn đến sự tan rã. Vì vậy, người lãnh đạo cần chú ý hành vi của mình khi đối xử với nhân viên để xây dựng được tinh thần đoàn kết và yêu thương lẫn nhau trong cơ quan.
Hiện tại Devwork đang tuyển dụng nhiều vị trí để cho bạn lựa chọn phù hợp.
- Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng kí để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://www.devwork.vn/dang-ky-hr-freelancer.
- Hoặc bạn muốn trở thành một ứng viên ngay hãy truy cập ngay tại link website sau: https://www.devwork.vn/ung-vien/dang-ky
- Đăng kí NTD: https://www.devwork.vn/nha-tuyen-dung/dang-ky

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: Trần Huy Hoàng
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Career Path là gì- Các bước xây dựng Career Path hiệu quả nhất 2025
Career path là gì? Đây không chỉ là câu hỏi của những người mới bắt đầu, mà còn là nỗi trăn trở của nhiều người đã đi làm. Bài viết này Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ về Career Path, đồng thời sẽ chia sẻ các bước để xây dựng Career Path hiệu quả nhé!...
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân CHUYÊN NGHIỆP từ A- Z
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và chiến lược rõ ràng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Devwork tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả với hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhé!

KHÓA HỌC "HEADHUNTER TALENTS - SPEED UP" - MIỄN PHÍ ĐÀO TẠO HEADHUNTER TRONG NGÀNH CNTT
Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt nói chung và trong lĩnh vực nhân sự nói riêng, việc trở thành một headhunter có chuyên môn vững chưa bao giờ là dễ dàng. Hiểu được điều đó, Devwork đã mở lớp học tuyển dụng chuyên sâu mang tên “Headhunter Talents - Speed up”, nhằm mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để tỏa sáng trong lĩnh vực tuyển dụng.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Đội Ngũ IT Mạnh Mẽ Trong Thời Gian Ngắn?
Xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty công nghệ phát triển bền vững và nhanh chóng. Tuy nhiên, với thị trường IT ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những bước cụ thể giúp bạn xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ trong thời gian ngắn, đồng thời tối ưu hóa quy trình tuyển dụng hiệu quả thông qua các dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp.


Dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc - Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần phải có đội ngũ nhân sự IT chất lượng để duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự IT phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi nhu cầu về các kỹ năng công nghệ ngày càng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc và bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Top Các Vị Trí IT Được Tuyển Dụng Nhiều Nhất Năm 2025
Ngành công nghệ thông tin (IT) luôn là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua. Đặc biệt, năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm sôi động đối với thị trường lao động IT khi các công ty không ngừng tìm kiếm những ứng viên chất lượng để đáp ứng nhu cầu số hóa và phát triển công nghệ. Dưới đây là danh sách các vị trí IT được tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2024, cùng các kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm mà bạn không nên bỏ qua.
