
Hiện nay, thị trường công nghệ có rất nhiều loại Frontend framework, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, nhiệm vụ cao cả của người làm lập trình Frontend Framework chính là biết cách sử dụng những framework có sẵn để phát triển và tối ưu giao diện web sao cho thân thiện với người dùng. Trong bài viết này, Devwork sẽ chia sẻ với các bạn khái niệm của Frontend, Framework và những Frameworks dễ học nhất cho những người mới bắt đầu.
I. Front-end - Các kỹ năng và công cụ
1. Frontend là gì?
Phần front-end của một trang web là phần tương tác với người dùng. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, đều là sự kết hợp hoàn chỉnh của những ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và Javascript. Các lập trình viên front-end sẽ cần đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên mọi nền tảng khác nhau.
2. Các kỹ năng và công cụ
Các lập trình viên front-end chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý giao diện của một trang web, đồng thời tiếp thu những feedback về sự trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện được những mục tiêu này, các lập trình viên front-end phải thông thạo 3 ngôn ngữ lập trình chính, đó là: HTML, CSS và JavaScript.
Ngoài việc thành thạo những ngôn ngữ kể trên, họ còn cần làm quen với những framework – đoạn code viết sẵn, như: Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, và EmberJS để đảm bảo nội dung luôn hiển thị một cách chuyên nghiệp và không mắc lỗi trên mọi thiết bị khác nhau. Đồng thời, họ cũng nên làm quen với các thư viện như jQuery và LESS, đóng gói code vào trong một hình thức nhằm tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn trong quá trình làm việc.
Nhiều công việc dành cho lập trình viên front-end cũng yêu cầu kinh nghiệm đối với Ajax – một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bằng cách dùng JavaScript cho phép các trang load tự động bằng cách tải dữ liệu máy chủ ở phần Background.
Để những công cụ này thực sự hữu dụng đối với công việc, những lập trình viên front-end phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hữu nghị với các designer hoặc nhà phân tích trải nghiệm người dùng để biến những mockup, wireframe từ phát triển tới sản phẩm thực tế.
Những lập trình viên front-end giàu kinh nghiệm, họ cũng có thể xác định chính xác các vấn đề cụ thể khi người dùng trải nghiệm sản phẩm. Từ đó cung cấp các khuyến nghị và giải pháp hệ thống hóa để ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thiết kế đó. Hơn hết, những người làm front-end có khả năng hợp tác với những nhóm khác trong công ty để hiểu rõ mục đích cụ thể, cũng như là nhu cầu và cơ hội, cuối cùng là thực hiện theo những chỉ dẫn đó.
Làm công việc này, một người lập trình front-end bao gồm rất nhiều trách nhiệm, nhưng đó là một công việc rất có giá trị. Giá trị này không chỉ dựa trên phương diện tiền mặt mà còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ chuyên môn đến đồ họa và quan tâm đến trải nghiệm người dùng.
Nói chung, một lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho mặt “thiết kế nội thất” của một ngôi nhà đã được xây dựng bởi lập trình viên back-end. Trong đó, phong cách của ngôi nhà sẽ được quyết định bởi chủ nhà. Thực tế cho thấy, con người thường sẽ cảm thấy hào hứng với những công việc mang tính sáng tạo cao, và những lập trình viên front-end cũng vậy.
3. Ví dụ
Tất cả những đồ họa, tiện ích, những hình ảnh bạn thấy trên bất kỳ trang web nào, cụ thể là trang Devwork.vn đều là sản phẩm của một lập trình viên front-end. Designer sẽ tạo ra logo và đồ họa, photographer cung cấp hình ảnh, copywriter viết nội dung, còn lập trình viên front-end kết hợp tất cả những mảnh ghép đó lại và chuyển nó thành ngôn ngữ web và tạo ra trải nghiệm mà bạn có khi sử dụng trang web trên mạng.
4. Vai trò của Front-end trong lập trình web
Xây dựng giao diện trực quan
Mục tiêu chính của việc phát triển front-end chính là nâng cao trải nghiệm của người sử dụng bằng việc nâng cấp các giao diện của các website. Nếu trang web là một bài báo thì front-end như một chiếc “Tít - Tittle” hấp dẫn người truy cập.
Đối với các website doanh nghiệp, front-end giữ vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là phương diện đầu tiên tiếp xúc trực tiếp và gây ấn tượng đối với khách hàng. Hơn nữa, bằng việc sử dụng trang web, công ty sẽ đưa ra những thông tin về sản phẩm đến người dùng và trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
Nội dung hiển thị tốt trên mọi nền tảng
Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của các framework, lập trình viên front-end có thể đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên những nền tảng khác nhau. Cũng vì thế mà nhiều “ông lớn” công nghệ đã cho ra đời rất nhiều framework hỗ trợ phát triển front-end như:
- Google: Material, AngularJS,…
- Facebook: React native, React,…
- Twitter: Bootstrap, hogan.js,…
II. Framework – Các tính năng cốt lõi của Framework web
1. Framework là gì?
Framework là các đoạn code được viết sẵn, cấu thành nên khung và thư viện lập trình được đóng gói. Chúng cung cấp các tính năng có sẵn như mô hình, API, và các yếu tố khác để tối giản việc phát triển các website phong phú, năng động, thích hợp với nhu cầu của người đặt hàng. Các framework giống như việc chúng ta có khung nhà được làm sẵn trên phần nền cơ bản, bạn chỉ cần vào xây dựng và “lấp đầy” nội thất theo ý mình.
2. Các loại Framework
Hiện nay có rất nhiều loại framework nhưng phổ biến nhất có lẽ là web framework và các framework cho mobile. Các framework ứng dụng web là những framework phần mềm được sử dụng để sắp xếp hợp lý các ứng dụng web và phát triển thành trang web, dịch vụ và tài nguyên web. Một loại framework ứng dụng web phổ biến là kiến trúc Model-View-Control (MVC). Để lập trình một website chúng ta cần dùng tới 3 ngôn ngữ lập trình là HTML, CSS và JavaScript, kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản máy chủ PHP, ASP.NET,… và với mỗi thành phần này, chúng ta lại có những framework khác nhau.
Framework cho ứng dụng mobile giúp bạn viết code một lần và có thể chạy trên iOS và Android. Đó chính là điểm mạnh khiến cho nhà lập trình giảm bớt thời gian phát triển sản phẩm so với native code. Hiện tại, những framework này hầu hết dùng JavaScript làm ngôn ngữ phát triển, điển hình là React Native của Facebook. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có Xamarin của Microsoft dùng C#, Flutter dùng Dart của Google.
3. Các tính năng cốt lõi của Framework
Framework được sử dụng với mục đích tăng hiệu suất, mở rộng các chức năng và cung cấp thư viện sẵn có để nhà phát triển không phải làm lại từ đầu. Nói về tính năng của nó, ta có thể giới thiệu đơn giản như sau:
Libraries (Thư viện): là các đoạn mã xây dựng sẵn cho một chức năng nào đó (Design pattern), bạn có thể tái sử dụng chức năng đó mà không cần viết lại code. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta còn có nhiều công cụ quản lý thư viện như NPM, Composer…
API: phương thức trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng chính và những ứng dụng khác.
Scaffolding: Bộ khung các quy tắc mà một framework MVC sử dụng quy hoạch cơ sở dữ liệu có thể được truy cập.
AJAX: cập nhật liên tục thông tin lên database mà không cần tải lại trang.
Security: framework xác thực và ủy quyền user.
Compilers: trình biên dịch từ code của bạn qua ngôn ngữ cho máy.
Ở bài viết này, Devwork đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về Front-end, Framework và những tính năng cốt lõi của chúng. Như chúng ta có thể thấy, hai yếu tố này đều là những điều vô cùng quan trọng để tạo nên một trang web hoàn chỉnh với sự lập trình trơn tru và giao diện đẹp mắt. Chính vì vậy, Front-end và Framework luôn đi liền và hỗ trợ lẫn nhau trong việc cấu thành một website. Để hiểu rõ hơn về sự liên kết này, Devwork hẹn bạn theo dõi ở bài viết sau nhé!
Hiện tại Devwork có nhiều vị trí cho bạn lựa chọn phù hợp
Nếu bạn quan tâm và mong muốn thử sức ở vị trí HR Freelancer, có thể tham khảo công việc trên website của Devwork và đăng ký để trở thành một HR Freelancer ngay tại: https://devwork.vn/dang-ky/hr-freelance
Hoặc bạn muốn đăng ký NTD hãy truy cập ngay tại link website sau: https://devwork.vn/dang-ky/nha-tuyen-dung

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: Đào Thị Thu Phương
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Career Path là gì- Các bước xây dựng Career Path hiệu quả nhất 2025
Career path là gì? Đây không chỉ là câu hỏi của những người mới bắt đầu, mà còn là nỗi trăn trở của nhiều người đã đi làm. Bài viết này Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ về Career Path, đồng thời sẽ chia sẻ các bước để xây dựng Career Path hiệu quả nhé!...
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân CHUYÊN NGHIỆP từ A- Z
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và chiến lược rõ ràng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Devwork tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả với hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhé!

KHÓA HỌC "HEADHUNTER TALENTS - SPEED UP" - MIỄN PHÍ ĐÀO TẠO HEADHUNTER TRONG NGÀNH CNTT
Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt nói chung và trong lĩnh vực nhân sự nói riêng, việc trở thành một headhunter có chuyên môn vững chưa bao giờ là dễ dàng. Hiểu được điều đó, Devwork đã mở lớp học tuyển dụng chuyên sâu mang tên “Headhunter Talents - Speed up”, nhằm mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để tỏa sáng trong lĩnh vực tuyển dụng.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Đội Ngũ IT Mạnh Mẽ Trong Thời Gian Ngắn?
Xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty công nghệ phát triển bền vững và nhanh chóng. Tuy nhiên, với thị trường IT ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những bước cụ thể giúp bạn xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ trong thời gian ngắn, đồng thời tối ưu hóa quy trình tuyển dụng hiệu quả thông qua các dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp.


Dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc - Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần phải có đội ngũ nhân sự IT chất lượng để duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự IT phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi nhu cầu về các kỹ năng công nghệ ngày càng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc và bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Top Các Vị Trí IT Được Tuyển Dụng Nhiều Nhất Năm 2025
Ngành công nghệ thông tin (IT) luôn là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua. Đặc biệt, năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm sôi động đối với thị trường lao động IT khi các công ty không ngừng tìm kiếm những ứng viên chất lượng để đáp ứng nhu cầu số hóa và phát triển công nghệ. Dưới đây là danh sách các vị trí IT được tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2024, cùng các kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm mà bạn không nên bỏ qua.
