Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn tester phổ biến hàng đầu hiện nay.

Phụ lục
cau-hoi-phong-van-tester

Tester là công việc quan trọng và tương đối quen thuộc của bộ phận IT. Đây và vị trí làm việc song song và liên kết mật thiết với các bạn lập trình viên. Vì vậy tìm kiếm một ứng viên đảm bảo được tố chất cũng như yếu tố chuyên môn là điều không dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn tester phổ biến hàng đầu hiện nay có được buổi phỏng vấn ấn tượng với các nhà tuyển dụng.

Tester là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì tester là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm, phát hiện ra sai sót, lỗi hay những vấn đề liên quan có thể xảy ra. 

Tùy vào đặc thù công việc của các công ty mà sẽ có những vị trí dành cho tester khác nhau. Hiện nay có những công việc thường thấy như là Manual Tester, Security Tester hay Automation Tester.

  • Manual Tester: Là vị trí phụ trách kiểm thử phần mềm theo phương pháp thủ công, nó không yêu cầu quá nhiều những kiến thức nâng cao về lập trình, thay vào đó là cần người có kinh nghiệm cũng như khả năng tư duy.
  • Automation Tester: Đây còn được gọi với cái tên khác kiểm tra tự động. Lúc này tester cần phải viết một đoạn mã hoặc là cần sử dụng các công cụ như Selenium, Test Complete hay là Jmeter… để có thể tiến hành chạy tự động các bước từ nhập thông tin, check kết quả, click, đánh giá kết quả so với kết quả giả định từ trước.
  • Security Tester: Công việc này là quá trình kiểm thử phần mềm với mục đích đảm bảo rằng hệ thống của doanh nghiệp hoạt động ổn định, tránh xa các mối đe dọa đến hệ thống. 

Những kỹ năng cần có của một Tester ? 

Để có thể phụ giải quyết công việc và đem lại hiệu quả, một tester cần có cho mình những kỹ năng nhất định. Trong đó có những kỹ năng cần đảm bảo là sử dụng tốt Agile và DevOps, SDLC, kiểm thử tự động, lập kế hoạch kiểm thử, báo cáo quá trình kiểm thử. Cùng với những kỹ năng chuyên môn thì việc giao tiếp, tập trung, làm việc độc lập cũng như khả năng sáng tạo cũng cần được phát triển. 

 Đây là câu hỏi phỏng vấn tester tương đối mở và có nhiều cách thức để trả lời. Hãy tập trung vào những kỹ năng ứng dụng trực tiếp cho công việc và hỗ trợ cho quá trình làm việc của bạn. 

Những thành phần của test case là gì ? 

Giữa các test case sẽ không có sự giống nhau một cách hoàn toàn. Một số thành phần cố định trong tất cả các test case là tester,  ID, function, tên điều kiện, tên test case, ngày test, các bước thực hiện,, kết quả mong muốn, kết quả thực tế thu được, ghi chú,… 

Quy trình kiểm thử diễn ra như thế nào?

Với câu hỏi phỏng vấn tester này bạn có thể tham khảo quy trình như sau.

Đầu tiên để bắt đầu quy trình kiểm thử bạn cần chạy thử dự án, sau đó tiến hành thực hiện chuẩn bị kiểm thử. Rồi bắt đầu các bài hoặc hạng mục kiểm tra, tiếp đó là quá trình hậu kiểm thử. Và công việc cuối cùng để có thể kết thúc quy trình là viết báo cáo về kết quả sau kiểm thử.

Các phương pháp kiểm thử phần mềm là những gì ?

Có hai phương pháp kiểm thử phần mềm có thể sử dụng đó là kiểm thử hộp đen và kiểm tra hộp trắng.

  • Kiểm thử hộp đen là phương pháp được dùng khi thực hiện test theo yêu cầu, theo những tiêu chí của khách hàng và đưa ra các chức năng của hệ thống.
  • Kiểm tra hộp trắng là phương pháp kiểm tra liên quan đến các thuật toán, mã code và các cấu trúc của chương trình.

Nên dừng kiểm thử khi nào ?

Các tester cần dựa vào điều kiện cụ thể của từng dự án để có thể xác định được thời điểm kết thúc việc kiểm thử. Sẽ có các yếu tố để có thể dựa vào để quyết định như sau :

  • Hết thời gian kiểm thử.
  • Ngân sách sử dụng vượt quá dự kiến.
  • Đã có thể đạt được yêu cầu về test case cũng như là tỷ lệ bug. 
  • Những lỗi phát hiện trong quá trình kiểm thử đã được fix.
  • Phát hiện ít bug về hệ thống hoạt động ổn định.
  • Hoàn thành kiểm thử, cập nhật đầy đủ tài liệu cần thiết.

Cách để biết code đã đáp ứng được thông số kỹ thuật?

Bạn có thể xác định được liệu rằng code đã đáp ứng được thông số kỹ thuật hay chưa bằng việc mã có thể hoạt động ổn định, lỗi không phát sinh và chạy lệnh tốt. Mỗi một công ty sẽ có những tiêu chuẩn để đánh giá không giống nhau, khi hoàn thiện các trường hợp kiểm tra thành công thì có thể thấy rằng code đã đáp ứng được yêu cầu. Đây là câu hỏi phỏng vấn tester tương đối linh động, hãy đưa ra câu trả lời một cách ngắn gọn dựa trên kinh nghiệm làm việc mà bạn đã trải qua. 

Trường hợp nào nên tiến hành kiểm tra tự động thay bằng kiểm tra thủ công?

Một số những trường hợp mà tiến hành kiểm tra tự động sẽ đạt được hiệu quả và thể hiện được tính ưu việt hơn là :

  • Kiểm tra yêu cầu được thực hiện theo định kỳ.
  • Quy trình kiểm tra lặp đi lặp lại nhiều bước giống nhau.
  • Thời gian tiến hành kiểm tra có sự khắt khe dựa vào những tiêu chuẩn nhất định.
  • Phần mềm chứa nhiều mã code cần phải tiến hành kiểm tra nhiều lần.
  • Tester không có thời gian dành ra để thực hiện việc kiểm tra thủ công

Trường hợp nào nên tiến hành kiểm tra thủ công thay bằng kiểm tra tự động?

Kiểm tra tự động có những ưu điểm vượt trội nếu thực sự phải so sánh về hiệu năng cũng như quy trình. Tuy nhiên có những trường hợp nên sử dụng kiểm tra thủ công để có được quá trình làm việc hiệu quả như:

  • Thời gian của dự án ngắn: với thời gian diễn ra ngắn thì việc áp dụng kiểm tra tự động sẽ gây tốn thời gian dành cho việc thiết kế và duy trì được các công cụ cũng như những phần mềm hỗ trợ. 
  • Kiểm tra có tính chất đặc biệt: thường thì với những trường hợp này sẽ không có những định hướng kiểm tra nhất định. Nên đây là lúc cần đến khả năng phán đoán, tư duy cũng như kinh nghiệm của người phụ trách.
  • Kiểm tra khám phá: đây là trường hợp cần khả năng tư duy phân tích và sáng tạo.
  • Kiểm tra khả năng sử dụng.

Có thể tiến hành kiểm tra ở giai đoạn nào ?

Kiểm tra hệ thống yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ ở tất cả các thành phần tại phần mềm. Vậy nên cần phải đợi tất cả các mã lệnh được tiến hành cài đặt và phần mềm đã vận hành bình thường mới có thể tiến hành kiểm thử.

Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi trong quá trình phát triển phần mềm? 

Câu hỏi phỏng vấn tester về giai đoạn xuất hiện lỗi là câu hỏi ở mức độ khá đơn giản. Thường thì lỗi thường xuất hiện trong giai đoạn sau khi mà lập trình viên hoàn thành việc code phần mềm và bắt đầu chuyển giao cho tester. Quá trình testing và bug (gỡ lỗi) sẽ thường diễn ra song song vậy nên thường dễ phát sinh lỗi vào lúc này. 



Khái niệm test hiệu năng, kiểm thử chịu tải ?

Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là một quá trình đo tải khả năng trong hệ thống. Cách mà chúng xử lý dữ liệu sẽ là nền tảng để đưa ra được mức tối đa của hệ thống. 

Báo cáo kiểm thử sẽ bao gồm những phần nào?

Báo cáo kiểm thử thường thì sẽ bao gồm tên của tester, tên dự án, lượng test case đã viết hay số lượng đã test. Ngoài ra còn có số lượng test case thành công/thất bại, số defect ở trên module, quy trình fix lỗi,...

Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng đầy đủ để có thể tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn tester sẽ giúp bạn chủ động và thể hiện bản thân một cách tự tin nhất. 

Devwork
Devwork là Nền tảng tuyển dụng kỹ sư IT vượt trội với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 CTV tuyển dụng.
Hơn 1500 Nhà tuyển dụng tin dùng Devwork để :
Tối ưu chi phí
Tiết kiệm thời gian
Chất lượng chuyên nghiệp
Hãy đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để có thể gia tăng sự cạnh tranh của công ty bạn.
Hoặc liên hệ với chúng tôi :
Email: hello@devwork.vn

Tag Cloud:

Tác giả: quyenntt

Chia sẻ bài viết

Sao chép đường dẫn

Việc làm tại Devwork

khám phá các cơ hội việc làm tốt nhất tại Devwork Xem thêm

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Sale Manager

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

SALES STAFF

  • Negotiate
  • Hồ Chí Minh

Tiền thưởng

Đăng nhập để xem

Bài viết liên quan

Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm