- 1. System Admin là gì ?
- 2. Trình bày trách nhiệm của một System Admin ?
- 2.1. Bảo đảm an toàn an ninh mạng, internet
- 2.2. Kiểm soát việc hệ thống vận hành
- 2.3. Xử lý mặt kỹ thuật
- 2.4. Sửa chữa lỗi hệ thống khi có sự cố
- 2.5. Làm sao để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả?
- 2.6. Giám sát liên tục phần cứng và phần mềm của hệ thống.
- 2.7. Thay thế khi thiết bị và phụ tùng không thể can thiệp hoặc sửa chữa.
- 3. Khái niệm Active Directory ?
- 4. Khái niệm Domain ?
- 5. Khái niệm Domain Controller?
- 6. Group Policy có nhiệm vụ gì?
- 7. Giải thích Group Policy Objects là gì?
- 8. LDAP là gì?
- 9. Nơi lưu trữ của cơ sở dữ liệu AD ?
- 10. Thư mục SYSVOL là gì?
- 11. Chúng ta sử dụng WDS - Windows Deployment Services vào thời điểm nào ?
- 12. DNS là gì và cổng được sử dụng từ DNS?
- 13. Máy chủ Email là gì và các cổng?

System Admin hiện nay đang trở thành một trong những vị trí hot bởi khả năng phát triển và mức thu nhập khả quan của nó. Chuẩn bị tốt những câu hỏi phỏng vấn System Admin sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình phỏng vấn và tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
System Admin là gì ?
System Admin/System Administrator hay còn gọi là quản trị viên hệ thống. Đây là công việc mà người phụ trách sẽ phải chịu trách nhiệm và thực hiện các công việc về cấu hình, duy trì hệ thống máy chủ hoạt động cũng như hoạt động nâng cấp và bảo trì.
Quản trị viên hệ thống cần đưa ra phương án có thể đảm bảo thời gian, hiệu suất cũng như tài nguyên và độ bảo mật của máy đáp ứng nhu cầu người dùng với ngân sách hợp lý.
Trình bày trách nhiệm của một System Admin ?
Bảo đảm an toàn an ninh mạng, internet
Giám sát hệ thống máy chủ, phần cứng, phần mềm là một trong những công việc chính của một System Admin. Cùng với đó là giám sát các lỗi kỹ thuật để khắc phục và xử lý kịp thời, không làm ảnh hưởng đến việc hoạt động và tránh bị tấn công hoặc lấy cắp thông tin.
Kiểm soát việc hệ thống vận hành
Đảm bảo việc trang web vận hành ổn định và hiệu quả là việc vô cùng quan trọng với một System Admin. Bạn cần phải giám sát những hoạt động của hệ thống an ninh và đảm nhiệm sự liên kết của các thành phần ở bên trong hệ thống mạng. Một System Admin cần chú ý các thuật toán, thành phần sẵn sàng để hoạt động hay chưa.
Xử lý mặt kỹ thuật
Các System Admin đều có những nền tảng nhất định về mặt kỹ thuật nên có thể hỗ trợ xử lý khi xảy ra vấn đề.
Sửa chữa lỗi hệ thống khi có sự cố
System Admin sẽ phải phát hiện kịp thời khi có lỗi và xảy ra sự cố để tiến hành nâng cấp và xử lý kịp thời.
Làm sao để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả?
Giám sát liên tục phần cứng và phần mềm của hệ thống.
- Đảm bảo rằng không xảy ra lỗi hỏng hóc trong quá trình hệ thống máy hoạt động.
- Sửa chữa và khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống khi xảy ra vấn đề.
Thay thế khi thiết bị và phụ tùng không thể can thiệp hoặc sửa chữa.
- Chắc chắn rằng hệ thống luôn hoạt động và đầy đủ thành phần để hoạt động hiệu quả.
Khái niệm Active Directory ?
Active Directory được biết đến là một dịch vụ cung cấp cho quản trị mạng và an ninh mạng điều khiển tập trung. Máy chủ có sử dụng cấu hình dịch vụ Active Directory sẽ gọi là Domain Controller.
Active Directory sẽ thực hiện lưu trữ tất cả các thông tin và những thiết lập. Nó cho phép quản trị viên có thể thực hiện cấp, gán những chính sách và bắt đầu triển khai việc cài đặt, cập nhật phần mềm.
Khái niệm Domain ?
Với câu hỏi phỏng vấn system admin về khái niệm Domain bạn có thể trả lời đơn giản như sau:
Một domain sẽ được định nghĩa là một nhóm logic bao gồm những đối tượng mạng như thiết bị, máy tính và người dùng. Ở đó các đối tượng cùng chia sẻ một cơ sở dữ liệu Active Directory. Một cây hoàn toàn có thể có được một hoặc nhiều tên miền.
Khái niệm Domain Controller?
Domain Controller - DC hay còn gọi là bộ điều khiển miền mạng, đây là một hệ thống máy tính dựa vào Windows. Nó được sử dụng cho việc lưu trữ những dữ liệu tài khoản của người dùng tại một cơ sở dữ liệu trung tâm.
Domain Controller là trung tâm cho các dịch vụ Active Directory Windows có nhiệm vụ xác thực người dùng, lưu giữ thông tin tài khoản của người dùng và thực hiện các chế độ bảo đảm tính bảo m.
Domain Controller cho phép mọi quản trị viên hệ thống được phép cấp quyền hay từ chối người dùng bất kỳ được truy cập vào tài khoản hệ thống.
Group Policy có nhiệm vụ gì?
Group Policy là một tập hợp gồm những quy định với mục đích kiểm soát môi trường làm việc của máy tính và người dùng.
Group Policy cho phép bạn được thực hiện những cấu hình cụ thể dành cho cả người sử dụng và cả máy tính. Thiết lập Group Policy được triển khai trên những đối tượng Group Policy Objects (còn gọi là GPO). Chúng sẽ được kết nối tới những đối tượng ở trong Active Directory như là: Domain, Site và OU (các đơn vị tổ chức).
Giải thích Group Policy Objects là gì?
Group Policy Object (GPO) là một Group Policy rõ ràng và cụ thể. Nó có tên riêng của và bao gồm một hoặc nhiều thiết lập (setting) được chọn cũng như cấu hình.
LDAP là gì?
LDAP hay Light-Weight Directory Access Protocol là một giao thức tiêu chuẩn. Nó được sử dụng cho việc đặt tên các đối tượng của DC, với mục đích giúp Active Directory có thể truy cập rộng rãi, quản lý cũng như có thể truy vấn ứng dụng theo chuẩn. Active Directory còn hỗ trợ LDAPv2 và LDAPv3.
Nơi lưu trữ của cơ sở dữ liệu AD ?
Câu hỏi phỏng vấn system admin này hãy trả lời đơn giản rằng nơi dùng để lưu trữ cơ sở dữ liệu AD là ổ C:\Windows\NTDS\NTDS.***
Thư mục SYSVOL là gì?
Thư mục SYSVOL là một bản sao từ những tập tin trên máy chủ đã được chia sẻ công cộng, từ đó người dùng trong Domain sẽ được phép truy cập và quy vấn.
Chúng ta sử dụng WDS - Windows Deployment Services vào thời điểm nào ?
Windows Deployment Services hay viết tắt là WDS, nó là một vai trò của máy chủ được dùng với mục đích giúp triển khai tính năng mới của Windows từ khoảng cách xa.
DNS là gì và cổng được sử dụng từ DNS?
DNS hay còn gọi là hệ thống tên miền, nó được sử dụng cho việc phân giải tên miền thành địa chỉ IP và phân giải địa chỉ IP thành tên miền.
Những máy chủ DNS có thể sử dụng UDP port 53 và truy vấn DNS cũng hoàn toàn có thể dùng cổng TCP 53 giữa các Server với nhau khi thực hiện truyền các bản ghi.
Máy chủ Email là gì và các cổng?
Email server được chia thành hai loại là Incoming Mail Server và Outgoing Mail Server.
- Incoming Mail Server (POP3, IMAP, HTTP)
Những máy chủ thư đến là những máy chủ được liên kết với một địa chỉ tài khoản email. Không thể có trường hợp có nhiều hơn một máy chủ thư đến với một tài khoản email. Để thực hiện việc tải email về thì bạn phải cài đặt đúng cấu hình tại chương trình ứng dụng email.
- Outgoing Mail Server (SMTP)
Hầu như các máy chủ thư đi sẽ dùng SMTP cho việc gửi email.
Các cổng email chính:
- POP3 – cổng 110
- IMAP – port 143
- HTTP – cổng 80
- SMTP – cổng 25
- POP3 bảo mật (SSL-POP) – cổng 995
- IMAP4 trên SSL (IMAPS) – cổng 993
- SMTP Secure (SSMTP) – cổng 465
- IMAP Secure (IMAP4-SSL) – cổng 585
Devwork đã cùng bạn tìm hiểu top câu hỏi phỏng vấn System Admin và hướng dẫn câu trả lời chi tiết. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Và nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực tuyển dụng thì đừng bỏ qua Devwork - Nền tảng tuyển dụng IT kết nối HR Freelancer.

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :
Tag Cloud:
Tác giả: quyenntt
Việc làm tại Devwork
Bài viết liên quan

Career Path là gì- Các bước xây dựng Career Path hiệu quả nhất 2025
Career path là gì? Đây không chỉ là câu hỏi của những người mới bắt đầu, mà còn là nỗi trăn trở của nhiều người đã đi làm. Bài viết này Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ về Career Path, đồng thời sẽ chia sẻ các bước để xây dựng Career Path hiệu quả nhé!...
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân CHUYÊN NGHIỆP từ A- Z
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và chiến lược rõ ràng. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Devwork tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả với hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhé!

KHÓA HỌC "HEADHUNTER TALENTS - SPEED UP" - MIỄN PHÍ ĐÀO TẠO HEADHUNTER TRONG NGÀNH CNTT
Trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt nói chung và trong lĩnh vực nhân sự nói riêng, việc trở thành một headhunter có chuyên môn vững chưa bao giờ là dễ dàng. Hiểu được điều đó, Devwork đã mở lớp học tuyển dụng chuyên sâu mang tên “Headhunter Talents - Speed up”, nhằm mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để tỏa sáng trong lĩnh vực tuyển dụng.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Đội Ngũ IT Mạnh Mẽ Trong Thời Gian Ngắn?
Xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp các công ty công nghệ phát triển bền vững và nhanh chóng. Tuy nhiên, với thị trường IT ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự chất lượng không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những bước cụ thể giúp bạn xây dựng một đội ngũ IT mạnh mẽ trong thời gian ngắn, đồng thời tối ưu hóa quy trình tuyển dụng hiệu quả thông qua các dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp.


Dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc - Bí quyết cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần phải có đội ngũ nhân sự IT chất lượng để duy trì và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân sự IT phù hợp không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là khi nhu cầu về các kỹ năng công nghệ ngày càng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dịch vụ tuyển dụng IT cấp tốc và bí quyết giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Top Các Vị Trí IT Được Tuyển Dụng Nhiều Nhất Năm 2025
Ngành công nghệ thông tin (IT) luôn là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua. Đặc biệt, năm 2024 hứa hẹn sẽ tiếp tục là một năm sôi động đối với thị trường lao động IT khi các công ty không ngừng tìm kiếm những ứng viên chất lượng để đáp ứng nhu cầu số hóa và phát triển công nghệ. Dưới đây là danh sách các vị trí IT được tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2024, cùng các kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm mà bạn không nên bỏ qua.
