Web Developer là gì? Tìm hiểu về nghề Web Developer

Phụ lục
web-developer-la-gi-tim-hieu-ve-nghe-web-developer

Sự phát triển của khoa học công nghệ khiến cho website đã không còn xa lạ với bất kỳ ai. Đứng đằng sau mỗi website là đội ngũ web developer. Vậy web developer là gì? Bài viết này sẽ giải thích về định nghĩa web developer là gì và điểm danh những kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một web developer chuyên nghiệp.

Web Developer là gì?

1. Web Developer là gì?

Web Developer hay còn gọi là lập trình viên website. Lập trình viên website tạo ra các ứng dụng web có thể chạy được trên các trình duyệt website. Đây là quá trình viết code từ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo ra được website.

 

Website được xem là hình ảnh đại diện của công ty, chính vì thế Web Developer giữ vai trò xây dựng và phát triển cũng như bảo trì website. Do đó, cơ hội việc làm cho các Web Developer trở nên vô cùng rộng lớn, và tất nhiên vai trò quan trọng như thế thì mức lương Developer cũng không kém phần hấp dẫn.

 

Tìm hiểu về nghề Web Developer

1. Phân loại Web Developer

Công việc của một Web Developer thường rất linh động, có thể làm tự do hoặc tại văn phòng. Tuỳ vào chuyên môn của mỗi lập trình viên website mà có thể phát triển theo các hướng khác nhau như:

 

- FrontEnd Developer: Công việc của FrontEnd Developer là sử dụng các công cụ để xây dựng nên những thứ mà người dùng, khách hàng hay những người đến “tham quan” website có thể thấy được. Hay đơn giản hơn là xây dựng những gì hiện diện trên website.

 

- BackEnd Developer: Công việc của BackEnd Developer là xây dựng những giá trị cốt lõi bên trong. BackEnd Developer sẽ xây dựng mã và ngôn ngữ chạy trên máy chủ. Những giá trị này người dùng cũng như khách hàng chỉ có thể cảm nhận nó qua cách hoạt động hiệu quả của website.

 

- Full Stack Developer: Họ có thể thực hiện kết hợp cả Back-End và Front-End, cung cấp một gói đầy đủ các dịch vụ phát triển website. Và tất nhiên, kiến thức của họ sẽ phải nhiều gấp đôi 1 trong 2 vị trí trên, có thể gọi Full Stack Developer là những chuyên gia trong ngành.

 

2. Những yếu tố cần có của một Web Developer

 

Hiểu rõ được công việc của một web developer là gì, có khá nhiều người muốn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp này trong tương lai. Để trở thành một web developer chuyên nghiệp, bạn cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản dưới đây:

 

HTML/CSS: Đối với một trang web thì HTML sẽ giúp xây dựng nên bộ xương website, còn CSS sẽ kiến tạo nên giao diện, hình thức của website. Bởi vậy, một web developer nhất định phải nắm được các kiến thức cơ bản về hai ngôn ngữ này.

JavaScript: Đây là một ngôn ngữ lập trình cao cấp. Nó giúp tăng tính tương tác của website. JavaScript sẽ mang lại cho người dùng website những trải nghiệm tốt hơn, website sẽ có thêm nhiều chức năng, nhiều tiện ích hơn nhờ ngôn ngữ lập trình này.

Photoshop: Web developer cần phải thành thạo photoshop để chỉnh sửa, thiết kế giao diện web, hỗ trợ thiết kế biểu ngữ, logo cho khách hàng, website mockup…

WordPress: Nắm vững về WordPress, bạn mới có thể chỉnh sửa các website, thêm plugin, chạy thử nghiệm các lỗi, ứng dụng tính năng Yoast để làm SEO cho web. Trong lĩnh vực phát triển web thì WordPress vừa được xem là tiêu chuẩn, vừa như một linchpin.

PHP: Đây là ngôn ngữ lập trình rất phổ biến, đặc biệt đối với các nhà phát triển web back-end. Ngôn ngữ này được dùng nhiều khi xây dựng các website dùng nền tảng WordPress, Wix.

SEO: Web developer cũng cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về SEO, bởi vì đây là yếu tố quan trọng thu hút lượng truy cập website, tăng lượng khách hàng tiềm năng.

 

3. Cơ hội nghề nghiệp của Web Developer

 

Web Developer không phải là một ngành mới, tuy nhiên luôn nằm trong top ngành được yêu thích và khan hiếm nhân lực do nguồn cung ít hơn cầu. Bên cạnh đó với lợi thế không bị bắt buộc về không gian làm việc, bạn có thể làm gắn bó với một công ty hoặc làm việc tự do tại nhà.

 

4. Lộ trình trở thành Web Developer

 

Dựa trên những kỹ năng cần có của một Web Developer, để trở thành lập trình viên Website, bạn hãy trang bị các kiến thức cơ bản chung về ngành ở bước đầu tiên bao gồm kiến thức về ngành, về Internet, về lập trình, quản lý code hay sử dụng các tool làm việc như Postman, DevTool trên Chrome, IDE Visual Studio Code, MySQL tools, …

 

Bước tiếp theo, hãy chọn cho mình một trong 2 hướng để bắt đầu, làm Frontend hoặc Backend. Kể cả với những bạn có mong muốn trở thành một Fullstack Developer thì việc chọn 1 hướng trước tiên cũng là điều quan trọng. Khi xác định được hướng đi, bạn sẽ học những ngôn ngữ lập trình, thư viện hay framework tương ứng. Ví dụ Frontend chúng ta bắt buộc phải biết HTML, CSS, JS ở mức thành thạo; sau đó có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn về một trong các thư viện như React, Angular, VueJS,… để có thể làm việc. Ngược lại Backend thì sẽ bắt buộc phải nắm được về ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Ruby, JavaScript… cùng với hiểu biết về database, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, Oracle, MongoDB...

 

Có một ngôn ngữ giúp chúng ta sớm trở thành Fullstack Developer hơn chính là JavaScript (JS), nó có thể làm được cả Frontend và Backend (sử dụng NodeJS); vì thế bạn có thể cân nhắc hướng đi này để có mức lương web developer tốt nhất.


Một vài gạch đầu dòng những kỹ năng, kiến thức cần học thêm cho từng hướng mà bạn có thể tham khảo nhé:

 

Với Frontend:

 

Framework: React, Angular, Vue.js, Svelte

Package Manager: npm, yarn, pnpm

Formatters: ESLint, Prettier

Module Bundlers: Webpack, Vite

CSS framework: Material, Tailwind

Mobile, Desktop application

GraphQL

SSR, SSG

Với Backend:

 

Relational Databases: PostgreSQL, MySQL, Oracle

NoSQL Databases: MongoDB, Firebase

Kiến thức chuyên sâu về databases: Transactions, Normalization, ACID

Kiến thức về OS (hệ điều hành): quản lý memory, input/output

APIs: REST, JSON APIs, SOAP, GraphQL

Security: MD5, bcrypt, scrypt

 

Sau những kiến thức chuyên sâu hơn về cả Frontend và Backend thì bạn có thể trở thành Fullstack Web Developer; lúc đấy công việc của chúng ta sẽ bao gồm việc thiết kế và xây dựng lên những kiến trúc hệ thống Web đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

Với mức lương web developer hấp dẫn và cơ hội rộng mở, có thể nói, lập trình viên website đang tăng lên theo cấp số nhân đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề dù quy mô to hay nhỏ. Bởi vậy, web developer ngày càng trở thành một công việc lý tưởng của rất nhiều người. Hy vọng sau khi hiểu web developer là gì, bạn sẽ có thêm niềm đam mê về lĩnh vực này. Hãy chủ động trang bị đầy đủ để trở thành một web developer chuyên nghiệp nhé.

Devwork

Devwork là Nền tảng TUYỂN DỤNG IT CẤP TỐC với mô hình kết nối Nhà tuyển dụng với mạng lưới hơn 30.000 headhunter tuyển dụng ở khắp mọi nơi.Với hơn 1800 doanh nghiệp IT tin dùng Devwork để :

  • Tối ưu chi phí
  • Tiết kiệm thời gian
  • Tăng tốc tuyển dụng tối đa
  • Đăng ký ngay Devwork trong hôm nay để tuyển dụng những tài năng ưu tú nhất.

    Tag Cloud:

    Tác giả: Trần Huy Hoàng

    Link chia sẻ

    Bình luận

    Bài viết liên quan

    Danh sách bài viết liên quan có thể bạn sẽ thích Xem thêm
    gross-domestic-product-la-gi

    Gross Domestic Product là gì & Tầm quan trọng của GDP

    17:46 16/05/2025

    Gross Domestic Product là gì? Đây là câu hỏi cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng khi bàn về kinh tế vĩ mô. Devwork mang đến cho bạn bài phân tích toàn diện nhất về chỉ số kinh tế then chốt này, giúp bạn nắm vững cách GDP được tính toán và ứng dụng trong thực tiễn, từ hoạch định chính sách đến các quyết định đầu tư thông minh....

    Middleware là gì? Chức năng & Phân loại chi tiết

    17:41 16/05/2025

    Bạn đã bao giờ thắc mắc làm thế nào mà các hệ thống phần mềm phức tạp có thể giao tiếp với nhau một cách trơn tru? Trong bài viết này, Devwork sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về middleware là gì, vai trò quan trọng của nó trong kiến trúc phần mềm hiện đại và cách nó kết nối các thành phần khác nhau trong hệ thống.

    middleware-la-gi

    Junior là gì? Cách thức thăng tiến từ Junior lên Senior nhanh nhất

    16:38 15/05/2025

    Thuật ngữ "junior" xuất hiện phổ biến trong môi trường công việc hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Devwork giúp bạn hiểu rõ junior là gì, sự khác biệt giữa junior và senior, cùng lộ trình phát triển sự nghiệp từ cấp độ junior đến các vị trí cao hơn.

    junior-la-gi

    Git là gì? Top 20+ Lệnh git căn bản bạn cần phải biết

    16:34 15/05/2025

    Git là gì? Nếu bạn là một lập trình viên đang tìm kiếm công cụ quản lý mã nguồn hiệu quả, bài viết từ Devwork sẽ giúp bạn khám phá toàn diện về Git - hệ thống quản lý phiên bản phân tán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, cùng các lệnh cơ bản giúp bạn làm việc hiệu quả ngay từ đầu.

    git-la-gi-cac-lenh-git-co-ban
    default-gateway-la-gi

    Default Gateway là gì? Cách kiểm tra Default Gateway NHANH & CHUẨN nhất

    17:34 13/05/2025

    Bạn đang thắc mắc default gateway là gì và cách kiểm tra địa chỉ này trên các thiết bị như Windows, macOS hay điện thoại? Bài viết từ Devwork sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò của default gateway trong kết nối mạng, cách kiểm tra nhanh và xử lý lỗi thường gặp hiệu quả.

    generator-la-gi

    Generator là gì? Nguyên lý hoạt động & ứng dụng của Generator

    17:26 13/05/2025

    Generator là gì? Bạn đang tìm hiểu về một khái niệm quan trọng trong lập trình hiện đại nhưng chưa nắm rõ ứng dụng? Bài viết từ Devwork sẽ giúp bạn hiểu tường tận về generator, cách thức hoạt động và các trường hợp ứng dụng thực tế giúp tối ưu hiệu suất cho dự án của bạn.